Qua bài học các em cần nắm được sự đối lập thiên – ác và niềm tin của Nguyễn Đình Chiểu vào những điều tốt đẹp ở đời. Và hiểu được nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ củ đoạn thơ.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lậ giữa thiện và ác giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
1.2. Nghệ thuật
- Đoạn trích giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân giã.
- Cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, cảm xúc.
2. Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Chủ đề của đoạn trích
- Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2: Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
- Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn: đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, tin tưởng mình. Phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình. Chỉ vì ganh ghét, đố kị mà thực hiện tội ác có chủ đích: chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ không liên quan.
- Nghệ thuật của đoạn thơ: rất ngắn gọn (6 câu) nhưng rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh. Đoạn thơ ngắn cũng diễn tả tính chất nhanh gọn của hành động.
Câu 3: Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên?
Cuộc sống lao động của ông Ngư?
Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
- Đối lập với sự nhỏ nhen, ích kỉ, độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư:
- Ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên rất khẩn trương, sốt sắng, cả nhà đều một tay cứu người bị nạn.
- Lời nói của ông Ngư với chàng: gia đình ông ăn những thức ăn đạm bạc qua bữa, gia cảnh khó khăn, vậy mà vẫn cưu mang một người lạ.
- Cuộc sống lao động của ông Ngư: xa lánh chốn danh lợi tầm thường, sống hòa nhập với thiên nhiên.
- Tác giả ngợi ca người lao động khổ cực nhưng giàu tình nghĩa, đặt niềm tin vào cái thiện.
Câu 4: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy?
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa trải gió trong vời Hàn Giang.
- Cuộc sống thanh cao, trong sạch, tự chủ, tự tin vui say hòa nhập với đất trời.
- Âm điệu thơ dào dạt, sóng sánh như trăng hòa với nước, như nước được mái chèo khua rung động rung rinh.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Tìm chủ đề của đoạn trích.
- Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2. Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
- Hành động bất nhân bất nghĩa
- Bất nhân: Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt.
- Bất nghĩa: Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
- Hành động có chủ mưu và được sắp đặt cẩn thận.
- Lừa trói Tiểu đồng trong rừng, giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền để về quê nhà, đợi đêm khuya và thuyền đã ra giữa sông, hắn mới ra tay.
- Động cơ hành động tội ác: Vì lòng ganh ghét, đố kị tài năng. Qua đây cho ta thấy bản chất tàn nhẫn, nham hiểu của Trịnh Hâm.
- Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3. Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên?
- Lời nói của ông Ngư với chàng?
- Cuộc sống lao động của ông Ngư?
- Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
Gợi ý
- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên
- Rất khẩn trương, sốt sắng, cả ông, cả vợ cả con đều xúm vào mỗi người một việc ra sức cứu người bị nạn, mặc dù chưa biết người bị nạn là ai?
- Con thì vầy lửa để sửa ấm, ông thì hơ bụng, vợ hơ mặt mày cho Vân Tiên tỉnh tảo.
- Lời nói của Ngư ông với Vân Tiên
- Mời Vân Tiên ở lại và chia sẻ cuộc sống đạm bạc với gia đình ông.
- Hoàn cảnh gia đình Ngư ông khó khăn nhưng ông vẫn mở rộng lòng với Vân Tiên.
- Cuộc sống lao động của Ngư ông
- Đó là cuộc sống đạm bạc, thanh cao, xa lánh chốn danh lợi tầm thường của người đời.
- Phong thái Ngư ông giống như các vị ẩn sĩ xưa.
- Tình cảm thái độ của ông với nhân dân lao đông: HÌnh ảnh Ngư ông tốt bụng và cao thượng. Nhằm gợi ca những người lao động tuy khổ chực nhưng giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu thương.
Câu 4. Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy?
Kinh luân đã săn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa trải gió trong vời Hàn Giang.
Chiếc thuyền nan nhỏ bé mỏng manh trôi nỗi giữa dòng sông mà không sợ đắm chìm. cuộc đời Ngư ông gắn liền với chiếc thuyền năm ấy, chẳng những ông không sợ trái lại lúc nào cũng ứng dụng lấy nước mưa để tắm rửa thân mình, mượ gió mắt để trải vuốt râu. Hình ảnh chiếc thuyền nằm như hình tượng nhân vật Ngư ông đến đây thắm đượm cảm hứng lãng mạn, cảm hững của nhân vật là sự phấn khởi của tâm hồn nhà thơ, dường như nhà thơ đã nhập tâm vào nhân vật, vừa kể chuyện, vừa ngợi ca, giãi bày quan điểm cảm xúc của mình về cuộc sống, cách sống. Đó là cuộc sống đáng trân trọng của những con người thanh cao, trong sạch, tự chủ, tự tin vui say hòa nhập với đất trời. Càng về cuối âm điệu thơ càng dào dạt, sóng sánh như trăng hòa với nước, như nước được mái chèo khua động rung rinh.
3. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
Đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng trong Truyện Lục Vân Tiên và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc. Để hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về đoạn trích, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:
4. Hỏi đáp về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Thuyết minh về Truyện Lục Vân Tiên
thuyết minh về tác phẩm " truyện Lục Vân Tiên"