YOMEDIA
NONE

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


HỌC247 xin giới thiệu đến đến các em nội dung bài giảng Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học; đồng thời nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Khái niệm

Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản

- Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

- Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

1.2. Cách làm bài văn phân tích một tác phẩm văn học

1.2.1. Chuẩn bị trước khi viết

- Em hãy tìm đọc:

+ Các truyện mà em đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Ngữ văn 7.

+ Truyện mà em yêu thích hoặc giúp em có những thay đổi về cách nhìn cuộc sống, con người.

+ …

- Bài phân tích một tác phẩm văn học có thể được viết để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc sách; đăng lên trang web của trường, nhóm học tập của lớp; gửi cho các báo, tạp chí (ví dụ: Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ) ...

- Với mỗi tình huống cụ thể, em cần xác định:

Mục đích viết bài này là gì?

Người đọc bài này có thể là ai?

Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết?

Với mục đích và người đọc như vậy, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?

- Thu thập tư liệu: để hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm đã chọn trên các nguồn tham khảo uy tín như các tờ báo hoặc tạp chí: Văn học và Tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên...

- Ghi chép thông tin và những suy ngẫm của em về tác phẩm: bằng các hình thức nhật kí đọc sách, bảng tóm tắt thông tin, sơ đồ tóm tắt nhân vật...

1.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):

Phiếu tìm ý phân tích một tác phẩm văn học

- Chọn những ý tiêu biểu, sắp xếp theo một trình tự hợp lí (tham khảo sơ đồ sau):

Dàn ý phân tích một tác phẩm văn học

1.2.3. Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý, lưu ý:

- Nêu luận điểm, lí lẽ kết hợp với bằng chứng.

- Tách đoạn hợp lí.

- Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

1.2.4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đọc lại bài viết và dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Đánh giá bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Đánh giá bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài tập minh họa

Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

 

Lời giải chi tiết:

Viết về người phụ nữ - Một đề tài không còn mới lạ trong văn học, ta có thể kể đến các tác giả như nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… đây là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu ngòi bút nhân văn của ông luôn hướng về người phụ nữ. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua câu chuyện, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương với cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Ngay từ đầu truyện Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài  của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng. Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc họa với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến. Song có thể  hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:

Vũ Nương là một người phụ nữ có số phận oan nghiệt. Số phận bi kịch, chồng đi lính trở về - nghe con - một mực nghi oan - đánh đuổi đi. Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng qua lời than rồi tự vẫn. Cái chết của nàng, nàng tắm gội chay sạch, than, thể hiện hành động có suy tính. Phản kháng chế độ phong kiến nam quyền bất công. Nguyên nhân trực tiếp là lời nói ngây thơ của bé Đản. Nguyên nhân gián tiếp, Trương Sinh đa nghi, hay ghen, gia trưởng, thô bạo, thiếu niềm tin và tôn trọng phụ nữ, hôn nhân không bình đẳng: sự rẻ rúng của con nhà hào phú với con nhà kẻ khó. Xã hội phong kiến hà khắc, trinh tiết hơn mạng sống, chiến tranh phi nghĩa. Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” bằng chi tiết kì ảo - Vũ Nương trở về - tạ từ - biến mất đã hoàn thiện vẻ đẹp Vũ Nương, nhưng không giảm đi tính bi kịch.

Thân phận của Vũ Nương cũng là thân phận của biết bao người phụ nữ trong xã hội xưa:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Nhân vật Vũ Nương được đặt vào nhiều  tình huống, từ đó, thể hiện số phận bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đường, kì ảo mang đặc trưng của thể loại truyền kì và thể hiện ước vọng của nhân dân về kết thúc có hậu cho số phận nhân vật.

Lời kết

Học xong bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, các em cần:

- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề.

- Dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học sẽ giúp các em viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
  • Soạn bài tóm tắt Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Hỏi đáp bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF