YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 32 - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Ngôn ngữ của dân tộc ta phong phú trong lời ăn tiếng nói nhờ đặc điểm địa hình, văn hóa, lịch sử, xã hội rất đa dạng, liên tục tiếp biến. Và biệt ngữ xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 32 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm biệt ngữ xã hội

- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác...).

- Đặc điểm:

+ Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+ Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Ví dụ:

Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) trong nước vô sự, Thịnh Vượng (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy.

(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Phạm Đình Hổ)

+ Biệt ngữ xã hội “ngự”: (chúa) thường đến ở; “li cung”: chỗ vua chúa ở khi đi ra ngoài kinh thành. Đây là những từ ngữ của vua chúa trong triều đình phong kiến, chỉ trong cung sử dụng và chỉ đặc trưng dành cho vua chúa, các tầng lớp khác không sử dụng những từ ngữ này.

+ Tác dụng: Nhờ việc sử dụng chính xác những biệt ngữ, tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ghi lại một cách sinh động hiện thực của lịch sử nước ta, trở thành một tư liệu quý giá cho thế hệ sau.

1.2. Tác dụng của biệt ngữ xã hội

- Cách sử dụng:

+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

+ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các tfw ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

- Tác dụng: Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, biệt ngữ xã hội được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật trở nên chân thật hơn.

Bài tập minh họa

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:

- Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?

(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)

a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng (các) biệt ngữ ấy.

 

Lời giải chi tiết:

a. Biệt ngữ xã hội: “nổ”, tắt đài, “phá đám”

b. Tác dụng: Làm cách diễn đạt trở nên gần gũi với giới trẻ, dễ tiếp nhận, làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 32, các em cần nắm:

- Nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.

- Vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 32 sẽ giúp các em nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 32
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 32

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF