YOMEDIA
NONE

Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Mở đầu chủ đề Bài 9: Nghị luận văn học, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc sách Cánh diều dưới đây. Qua nội dung bài giảng sẽ giúp các em cảm nhận được cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya dưới góc nhìn của tác giả Lê Trí Viễn. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

a. Cuộc đời:

- Lê Trí Viễn (1919-2012), quê ở Quảng Nam.

- Là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước.Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

- Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn (1919-2012)

b. Tác phẩm tiêu biểu:

- Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ. Nhà xuất bản Tinh Tiến, Liên khu V.

- Thánh Gióng. Nhà xuất bản Giáo dục.

- Bình thơ xuân – 1986

- Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh – 1986

- …

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: 

Tác phẩm thuộc thể loại nghị luận văn học.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Theo Đến với thơ hay, NXB Giáo dục. 1997.

c. Bố cục:

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

d. Tóm tắt tác phẩm: 

Văn bản thể hiện vẻ đẹp trong bài thơ "Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, thể hiện một cách đẹp vẻ về thiên nhiên. Bài thơ này vẽ lên một bức tranh tĩnh lặng của đêm, với những hình ảnh tươi đẹp và sâu lắng. Qua từng câu thơ, người đọc được trải nghiệm những cảm xúc tĩnh mịch và hòa mình vào không gian thiên nhiên yên bình.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Luận đề

- Luận đề: Bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.

- Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự các câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.

- Tác dụng: Việc phân tích theo trình tự các câu thơ trong bài thơ giúp bài phân tích có chiều sâu và phân tích được mạch cảm xúc mà tác giả bài thơ muốn thể hiện.

1.2.2. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản

- Các luận điểm: Bài viết có 5 luận điểm

+ Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

+ Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

- Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản:

+ Luận điểm của phần này gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.

+ Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận.

+ Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

+ Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

- Điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản: Tác giả trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản bàn về cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén; thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,…

=> Xem chi tiết nội dung bài giảng Cảnh Khuya:

Bài tập minh họa

Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần (2) văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”.

 

Lời giải chi tiết:

So sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya của Bác với tiếng suối trong bài thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi, tác giả đã làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác.

=> Nhận xét: Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.

Lời kết

Học xong bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (mục đích, giá trị, ý nghĩa,...) của một văn bản nghị luận văn học.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya bàn về cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  • Soạn văn tóm tắt Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Hỏi đáp bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Với sự yêu quý, thái độ trân trọng những vần thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả Lê Trí Viễn đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON