YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Qua nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 90 thuộc sách Cánh diều do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết và hiểu tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu; đồng thời biết bổ sung thành phần biệt lập khi cần thiết. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 1.1. Chức năng

- Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,...) của người nói. 

- Thành phần tình thái: được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Thành phần chuyển tiếp: được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.

- Thành phần phụ chú: được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

1.2. Ví dụ minh hoạ

- Thành phần gọi – đáp:

+ “Này, thấy nó ạ.”

(Kim Lân)

+ "Vâng, tôi xin đi."

(Nguyễn Công Hoan)

- Thành phần cảm thán: “Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì."

(Thạch Lam)

- Thành phần tình thái: “Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại ...".

(Ngô Tất Tố)

- Thành phần chuyển tiếp: "Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra."

(Theo Hồng Nhung)

- Thành phần phụ chú: "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp."

(Thanh Tịnh)

Bài tập minh họa

Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú. Chỉ ra thành phần tình thái và thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

 

Lời giải chi tiết:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Chú thích:

- Thành phần tình thái: may sao.

- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam).

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 90, các em cần nắm:

- Nhận biết và hiểu tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu.

- Biết bổ sung thành phần biệt lập khi cần thiết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 90 sẽ giúp các em nhận biết và hiểu tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu; đồng thời biết bổ sung thành phần biệt lập khi cần thiết. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 90
  • Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 90

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON