YOMEDIA
NONE

Tự đánh giá: Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả cho chủ đề Bài 9: Nghị luận văn học, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Tự đánh giá: Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì

Đọc văn bản “Hoàng tử bé” (trang 99-100 sgk Ngữ văn 8 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1: Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?

A. Những lí do khiến trẻ em thích Hoàng tử bé

B. Những bài học bổ ích từ cuốn sách Hoàng tử bé

C. Những nhân vật đáng yêu trong truyện Hoàng tử bé

D. Những nỗ lực của Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri khi viết Hoàng tử bé

Đáp án: B.

 

Câu 2: Tên các mục được in đậm trong văn bản (Hãy nhìn lại thế giới bằng trái tim - Hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc) thể hiện yếu tố nào trong bài văn nghị luận?

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lí lẽ

D. Bằng chứng

Đáp án: B.

 

Câu 3: Câu nào ở phần (3) có nêu bằng chứng gián tiếp từ tác phẩm?

A. Cây bao báp giống như phép ẩn dụ về những thói hư hoặc khó khăn trong cuộc đời con người

B. Hoàng tử bé có nhắc đến sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của một loài cây mang tên bao báp

C. Vậy nên, hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc

D. Hãy tạo những thói quan tốt làm nền tảng để xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng

Đáp án: A.

 

Câu 4: Văn bản này không nhằm hướng tới mục đích nào?

A. Khẳng định giá trị tư tưởng của cuốn sách Hoàng tử bé

B. Giới thiệu cốt truyện hấp dẫn của cuốn sách Hoàng tử bé

C. Thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc đối với cuốn sách Hoàng tử bé

D. Ghi nhận thành công của tác giả Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri qua cuốn sách Hoàng tử bé

Đáp án: B.

 

Câu 5: Ghép mỗi ô ở cột A với một ô ở cột B để có được những xác nhận đúng:

Trả lời:

1 – b.

2 – a.

3 – d.

4 – c.

 

Câu 6: Tìm một câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú. Tác dụng của thành phần phụ chú đó là gì?

Trả lời:

- Thành phần phụ chú: "Vích-to Huy-gô, đại văn hào Pháp, đã từng nói: ...nó đi."

- Tác dụng: Giải thích Vích-to Huy-gô là một đại văn hào người Pháp, người có đóng góp lớn cho nền văn học Pháp.

 

Câu 7: Hình thức trình bày của văn bản “Hoàng tử bé” - một cuốn sách diệu kì có gì đáng chú ý? Nêu tác dụng của hình thức trình bày ấy.

Trả lời:

- Hình thức trình bày: Bắt đầu mỗi phần là tên mục được in đậm.

- Tác dụng: Giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được nội dung chính của từng phần.

 

Câu 8: Vì sao tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận”? Hãy đưa ra bằng chứng cho câu trả lời của em.

Trả lời:

- Giải thích: Vì mọi vấn đề tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người sẽ có sự khác biệt, chính vì thế ta cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy ngẫm, có như vậy thì ta mới có thể nhìn nhận đúng, đầy đủ mọi vấn đề.

- Bằng chứng: Số 6 nếu ta nhìn xuôi nó sẽ là số 6 nhưng nếu nhìn theo chiều ngược lại nó sẽ là số 9. Không ai đúng cũng chẳng ai sai, là do góc nhìn của mỗi người mà con số ấy là 6 hay 9 mà thôi.

 

Câu 9: Nêu và lí giải về một điểm tương đồng trong cách trình bày của phần (2) và phần (3).

Trả lời:

- Điểm tương đồng:

+ Mỗi phần đều có tên đầu mục in nghiêng, in đậm.

+ Trong phần phân tích có sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Cuối mỗi phần đều có đoạn kết luận về một bài học.

- Giải thích: Việc trình bày như vậy tạo ra sự đồng bộ về kết cấu trong bài phân tích, giúp người đọc dễ nhìn, dễ theo dõi và nắm bắt nhanh chóng nội dung. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề giúp liên kết các phần với nội dung chính của tác phẩm.

1.2. Hướng dẫn tự học

Câu 1: Tìm đọc thêm 2 – 3 văn bản nghị luận về những tác phẩm văn học đã học ở lớp 8, ghi lại một số lí lẽ được sử dụng trong văn bản và cho biết những lí lẽ đó dựa trên suy luận hoặc căn cứ nào.

Trả lời:

Câu 2: Chọn một đoạn văn phân tích bằng chứng mà em thấy thú vị trong số các văn bản nghị luận đã đọc và cho biết em có thể học được điều gì từ cách phân tích bằng chứng đó.

Trả lời:

Có rất nhiều ngày tựu trường đi qua trong cuộc đời, nhưng lần đầu tiên bao giờ cũng khiến ta nhớ mãi. Ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh diễn ra trong một buổi sớm mai "đầy sương thu và gió lạnh". Cậu bé Thanh Tịnh hôm ấy được mẹ âu yếm dắt tay đến trường như bao đứa trẻ khác. Tuy vậy, cậu bé đã mơ hồ cảm nhận được một điều gì đang thay đổi trong buổi sớm thu ấy. Đâu phải bởi cảnh vật thay đổi, đó vẫn là con đường tác giả "đã quen đi lại lắm lần", cũng đâu phải ngôi trường làng Mĩ Lí xa lạ, vì đã có lần, "lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần". Vậy phải chăng, cái mới mẻ lạ lẫm ấy đến từ việc không giống như mọi hôm "lội qua sông thả diều" hay "ra đồng nô đùa" mà được mẹ dắt tay đến trường, hoặc vì hôm nay cậu bé Thanh Tịnh mặc "chiếc áo vải dù đen dài"... ? Những điều ấy cũng đúng một phần, nhưng điều quan trọng đã làm tất cả thay đổi là "chính lòng tôi đang có thay đổi lớn". Đó là sự thay đổi xuất phát từ nội tâm bên trong con người rồi lan toả ra cảnh vật và những điều xung quanh, khiến mọi thứ hoá thành mới mẻ. Thanh Tịnh đã rất thành công khi miêu tả tâm lí của cậu bé ngày còn lạ lẫm bước những bước đầu tiên đến trường, nó hợp với lô gích cảm xúc bởi không bỡ ngỡ sao được, khi đấy là lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên chập chững bước vào một thế giới mới, một thế giới không chỉ có bố có mẹ, gia đình mà còn có những người bạn mới, có cô giáo, thầy giáo. Đó là cảm xúc xốn xang pha lẫn chút gì còn e dè, chuẩn bị chào đón những điều mới mẻ, những ngập ngừng, bâng khuâng khi tâm hồn đang mở cửa để đón nhận một thời khắc mới mẻ trong cuộc đời : đi học.

Bài tập minh họa

Trong hai bài học được tác giả rút ra từ truyện Hoàng tử bé, bài học nào em thấy hữu ích hơn với bản thân? Vì sao?

 

Lời giải chi tiết:

Em thấy bài học thứ hai hữu ích hơn với em vì nó cho em biết rằng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng trong cuộc sống thì ước mơ, hoài bão của ta mới có thể thành hiện thực, nếu không đủ nỗ lực điều tuyệt vời sẽ không bao giờ đến.

Lời kết

Học xong bài này, các em cần nắm:

- Nắm được khái niệm, đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (mục đích, giá trị, ý nghĩa,...) của một văn bản nghị luận văn học.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì - Ngữ văn 8 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON