YOMEDIA
NONE

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều


Nhằm giúp các em nắm vững nội dung bài học phần Nói và nghe trong Bài 1: Truyện ngắn, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội thuộc sách Cánh diều dưới đây. Qua nội dung bài học, các em sẽ hình thành được kiến thức và kĩ năng trình bày ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề xã hội cụ thể. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

- Ví dụ:

+ Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống.

+ Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống.

1.1.2. Yêu cầu

Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:

1.2. Cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

1.2.1. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đặt ra.

- Xác định đối tượng người nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

1.2.2. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.

Lập dàn ý: Lập dàn ý, tổ chức hệ thống các ý theo ba phần:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày.

+ Nội dung chính: Lần lượt trình bày các nội dung chính đã chuẩn bị trong phần tìm ý.

+ Kết thúc: Khái quát, khẳng định tầm quan trọng của lòng nhân ái trong cuộc sống.

1.2.3. Nói và nghe

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

1.2.4. Kiểm tra và chỉnh sửa

Bài tập minh họa

Trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).

 

Lời giải chi tiết:

Xin chào thầy cô và các bạn. Ở phần Đọc của Bài 1 Truyện ngắn chúng ta đã từng được tìm hiểu về truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống.

Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái giữa con người với nhau trong xã hội.

Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc.

Với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.

Lời kết

Học xong bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần nắm:

- Trình bày ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề xã hội.

- Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp và phát huy những cảm xúc nhân văn về con người và cuộc sống.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều

Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội sẽ giúp các em hình thành kĩ năng trình bày ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề xã hội cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
  • Soạn văn tóm tắt Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Hỏi đáp bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON