YOMEDIA
NONE

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều


Ở phần Viết trong Bài 1: Truyện ngắn, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội thuộc sách Cánh diều dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

- Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,…), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,…), những hoạt động mình đã tham gia, thực hiện,…Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

- Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ;…Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tình nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn;…

1.1.2. Yêu cầu

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.

1.2. Cách kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

1.2.1. Thực hành viết

a. Chuẩn bị:

- Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết yêu cầu đối với bài viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa.

+ Kiểu văn bản chính: tự sự (kể lại).

+ Phạm vi kiến thức cần huy động: kiến thức thực tế, các hoạt động xã hội gần gũi với học sinh; kiến thức lịch sử, địa lí và thơ văn liên quan.

- Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh vật,…và những ấn tượng, cảm xúc đặc sắc trong hoạt động xã hội mà em đã tham gia.

- Tìm đọc và tham khảo các bài viết kể về một hạot động xã hội.

- Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu,…(nếu có) về hoạt động xã hội mà em đã tham gia.

 

b. Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý: Ngoài cách đặt câu hỏi có thể tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể. Chẳng hạn, với đề văn nêu trên, có thể tìm ý dựa vào cách suy luận như sau:

- Xác định vấn đề (ý khái quát): một hoạt động xã hộ giàu ý nghĩa.

- Phát triển ý khái quát thành các ý lớn: Ví dụ: mục đích của hoạt động, tổ chức hoạt động, quá trình hoạt động,…

- Phát triển ý lớn thành các ý nhỏ: Ví dụ: Mục đích của hoạt động có thể là giúp đỡ, làm từ thiện, cải tạo môi trường,…

- Từ các ý đã tìm được, các em có thể trình bày bằng một sơ đồ gồm ý khái quát (Hoạt động xã hội giàu ý nghĩa); ý phát triển là các nhánh ý lớn và các nhánh ý nhỏ như sau:

* Lập dàn ý: Trên cơ sở các ý đã tìm được, có thể lập dàn ý theo bố cục ba phần:

 

c. Viết:

Dựa vào dàn ý để viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết mở bài và kết bài. Bài văn (viết trên lớp hoặc ở nhà) cần lưu ý:

- Đủ cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài gồm các đoạn văn, mỗi đoạn văn là một ý lớn.

- Kết bài cần tổng hợp được các ý đã nêu ở thân bài.

 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

- Kiểm tra về nội dung và hình thức (bố cục, diễn đạt, trình bày).

- Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

- Tự đánh giá kết quả viết.

1.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết

- Mở bài trực tiếp: Người viết mở đầu bằng cách nêu trực tiếp vấn đề trọng tâm của bài (không có các câu dẫn dắt).

- Mở bài gián tiếp: Người viết bắt đầu bằng một số câu dẫn dắt, từ đó, nêu vấn đề trọng tâm của bài viết.

- Kết bài: Người viết tổng hợp lại các nội dung đã trình bày ở thân bài và thể hiện bằng một đoạn văn để kết thúc bài viết. Nội dung đoạn kết bài thường nêu lên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa và bài học từ vấn đề đã viết.

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.

 

Lời giải chi tiết:

“Thương người như thể thương thân” - Đó là câu tục ngữ gửi gắm bài học về tấm lòng nhân ái trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người cần tích cực làm những việc tốt.

Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão… Nhưng những hậu quả của cơn bão để lại vẫn hết sức nặng nề, khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, người dân đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

Hưởng ứng điều đó, trường em cũng đã phát động phong trào: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Chúng em có thể ủng hộ quần áo, đồ dùng học tập còn mới hoặc đóng góp một số tiền nhỏ.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Bản thân em cũng như vậy. Em đã về kể cho bố mẹ nghe. Cả hai cảm thấy đây là một việc làm ý nghĩa. Vì vậy, mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Trở về nhà, em lấy ra những cuốn sách giáo khoa của năm học trước và gói lại cẩn thận. Bố cũng đã ủng hộ hai trăm nghìn đồng cho em. Ngày mai, em sẽ mang toàn bộ đến để nộp cho bạn lớp trưởng. Em cảm thấy rất biết ơn bố mẹ.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.

Hoạt động thiện nguyện này thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Lời kết

Học xong bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần nắm:

- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp và phát huy những cảm xúc, tình cảm đẹp, trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống trong trang sách cũng như ngoài đời thực.

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều

Bài học Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội sẽ giúp các em hình thành kĩ năng viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
  • Soạn văn tóm tắt Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

Hỏi đáp bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON