YOMEDIA
NONE

Ôn tập Bài 5 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Ôn tập Bài 5 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng được hệ thống hóa bởi kiến thức trọng tâm trong Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại hài kịch; các đặc điểm, chức năng của trợ từ và thán từ trong câu; cách văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại hài kịch

1.1.1. Khái niệm

Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Lão hà tiện, Tác-tuyp (Tartulfe), Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e (Molière)... là những kiệt tác về hài kịch.

1.2.2. Các đặc trưng cơ bản

a. Về nội dung:

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hải kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bảy, phê phán cái xấu.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ...) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng tấn công - phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối;

- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém.

- Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bảng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thưởng để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vảo – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật củng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ...

b. Về nghệ thuật:

Hài kịch thưởng sử dụng các thủ pháp trào phúng như:

- Phóng đại tinh phi lô-gíc, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục...);

- Các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai.

- Lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lý...

1.1.3. Căn cứ xác định chủ đề

- Khái niệm: Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

- Căn cứ xác định:

+ Nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm.

+ Giọng điệu, ngôn tử, thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ).

+ Cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,... (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).

Xem chi tiết hài kịch:

Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

Cái chúc thư - Vũ Đình Long

Loại vi trùng quý hiếm - A-zít Nê-xin

Thuyền trưởng tàu viễn dương - Lưu Quang Vũ

1.2. Ôn tập đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ trong câu

1.2.1. Trợ từ

a. Khái niệm:

Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu.

b. Phân loại:

- Trợ từ nhấn mạnh (những có, chính, mỗi, ngày...): thưởng đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

- Trợ từ tình thái (tiểu từ tinh thái) (à, a, nhỉ, nhé, nha, nhen, nghen, đẩy này...) thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

1.2.2. Thán từ

a. Khái niệm:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

b. Phân loại:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ả, ô, ôi, ối, chà...): dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi...).

- Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, i...).

1.3. Ôn lại cách viết văn kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Nêu được vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị.

- Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng:

+ Đầy đủ 3 phần của một văn bản kiến nghị.

+ Nội dung phù hợp với từng phần của văn bản.

+ Trình bày rõ ràng logic từng nội dung.

+ Tách phần rõ ràng, khoa học.

Bài tập minh họa

Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.

 

Lời giải chi tiết:

- Đặt câu có chứa trợ từ: “Cậu ấy chính là người đạt giải Nhất cuộc thi Học sin giỏi Quốc gia môn Văn.”

=> Tác dụng: đánh giá, xác định về người được nhắc đến.

- Đặt câu có chứa thán từ: “Chao ôi! Mọi thứ ở nơi đây mới lung linh làm sao.”

=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 5, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật.

- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.

- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

Soạn bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 5 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại hài kịch; các đặc điểm, chức năng của trợ từ và thán từ trong câu; cách văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF