YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 115 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Mời các cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 115 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng rõ ràng cùng ví dụ minh hoạ cụ thể sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ và nêu được vai trò của chúng trong câu. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm và chức năng của trợ từ và thán từ

1.1. Trợ từ

a. Khái niệm:

Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu.

- Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay nhỉ, nhé, nha, nghen...

 

b. Phân loại:

Trợ từ không có vị trí cố định ở trong câu. Có thể chia thành hai loại trợ từ:

- Trợ từ nhấn mạnh (những có, chính, mỗi, ngày...): thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

+ Ví dụ: Má đưa cho tôi những mười tờ một trăm, bảo mua ngay một chồng và mới.

+ Nhận xét: “Những” trong câu trên là trợ từ, có chức năng nhấn mạnh mức độ về lượng nhiều hơn mức cần có hay mong đợi.

- Trợ từ tình thái (à, a, nhỉ, nhé, nha, nhen, nghen, đẩy này...) thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

+ Ví dụ: Bác này lí luận hay nhỉ!

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

Nhận xét: “Nhỉ” trong câu trên là trợ từ tình thái, biểu thị ý mỉa mai, dùng ở cuối câu cảm.

1.1.2. Thán từ

a. Khái niệm:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

 

b. Phân loại:

Có thể chia thành hai loại thán từ:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ả, ô, ôi, ối, chà...): dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi...).

+ Ví dụ: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, i...)

+ Ví dụ:Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

1.2. Vai trò của trợ từ và thán từ trong câu

- Trợ từ và thán từ là những thành phần quan trọng không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Việt. Hai loại từ này giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và làm cho câu văn, đoạn văn thêm phần sống động, đặc sắc hơn.

- Thán từ khi được sử dụng trong câu sẽ bộc lộ cảm xúc của người nói, đồng thời cũng dùng để gọi và trả lời trong giao tiếp. Mục đích chính của thán từ là biểu lộ cảm xúc, tình cảm một cách ngắn gọn, xúc tích, gây ấn tượng cho người nghe. 

- Trợ từ thường dùng để tăng tính biểu thị trong câu, giúp xác định và chỉ đích danh đối tượng cần được nhắc đến. Việc sử dụng trợ từ mang đến sự phản ánh tốt hơn trong bổ trợ nghĩa của câu.

Bài tập minh họa

Các câu sau sử dụng những trợ từ nào? Hãy giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.

a. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?

(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)

b. Ngài và đoàn tùy tùng của ngài làm việc đến quên ăn quên ngủ để duy trì sự sống cho nó.

(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)

 

Lời giải chi tiết:

a. Trợ từ: “ư” thể hiện thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật.

d. Trợ từ: “đến” diễn tả một việc gì đó vượt ngoài khả năng.

=> Chức năng của các trợ từ trên là bổ nghĩa, nhấn mạnh.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 115, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm của trợ từ, thán từ.

- Phân tích được chức năng và giá trị của của trợ từ, thán từ trong câu.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 115 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 115 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 115 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF