Trong Bài 9: Hôm nay và ngày mai, các em đã học về đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin; các kiểu câu phân loại theo mục đích nói; khái niệm câu phủ định và câu khẳng định; cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống. Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 9 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại đặc điểm của văn thông tin
1.1.1. Mục đích của văn bản thông tin, mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
- Văn bản thông tin có mục đích chính là cung cấp thông tin xác thực về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đối với loại văn bắn này, tính khách quan của cách đưa thông tin và bản thân thông tin là điều có tầm quan trọng đặc biệt.
- Muốn đưa thông tin khách quan, người viết cần công phu tra cứu tài liệu, biết tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được với sự hỗ trợ của các phương tiện tác nghiệp chuyên dụng.
- Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, bên cạnh việc cung cấp thông tin, tác giả văn bản còn cần thể hiện quan điểm đánh giá của mình về đối tượng được đề cập, xem như là một cách định hướng giá trị.
- Tuy vậy, ý kiến chủ quan của tác giả phải được đặt độc lập với phần cung cấp thông tin khách quan, đảm bảo thông tin đưa đến cho người tiếp nhận không bị bóp méo, sai lạc.
1.1.2. Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản phổ biến trên báo chí và các tài liệu khoa học, được thực hiện nhằm làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân xuất hiện và những tác động tích cực hoặc tiêu cực có thể có đối với đời sống con người của một hiện tượng tự nhiên nào đó.
- Mục đích: Trước khi giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học, người thực hiện văn bản phải miêu tả được hàm tượng với những biểu hiện điển hình, có thể kèm theo những hình ảnh trực quan, kế quả của việc ghi nhận tại chỗ hoặc khai thác từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
1.1.3. Văn bản giới thiệu một bộ phim
- Văn bản giới thiệu một bộ phim là loại văn bản thường hướng tới mục đích quảng bá các sản phẩm điện ảnh hay giúp khán giả có được những hiểu biết thường thức về điện ảnh.
- Phân loại: Tuỳ vào loại phim được phân chia theo các tiêu chí thác nhau (phim nhựa, phim truyền hình; phim tài liệu. phim truyện; phim hành động, phim dã sử, phim tâm lí xã hội, phim giả tưởng:...) mà người viết xác định điểm nhấn và chọn cách triển khai khác nhau. Tuy nhiên, văn bản giới thiệu nào cũng cần nấu được thông tin về nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim....
- Mục đích: Văn bản giới thiệu có sự kết hợp linh hoạt giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan, giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (thường là ảnh chụp pa-nô quảng cáo hoặc một số cảnh phim đặc sắc), được trình bày hấp dẫn, có sức thu hút đối với người tiếp nhận.
Xem chi tiết văn bản thông tin:
- Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
1.2. Ôn lại kiến thức tiếng Việt
1.2.1. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
- Câu hỏi (nghi vấn): kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi, thường có sự xuất hiện của những từ nghi vấn hoặc từ hay dùng để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn.
- Câu khiến (cầu khiến): yêu cầu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị khuyên bảo,...,
- Câu cảm (cảm thán): kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết.
- Cầu kể (trần thuật): kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả.... nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc.
1.2.2. Khái niệm câu phủ định và câu khẳng định
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý tiếnmột nhận định.
- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.
1.3. Ôn tập cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
1.3.1. Cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.
- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.
1.3.2. Cách viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể).
- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...).
- Trinh bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng: ý nghĩa của việc xử lígiải quyết sự việc, hiện tượng;...).
- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí.
Bài tập minh họa
Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp.
Lời giải chi tiết:
Miền Trung nước ta là nơi thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Rất nhiều hình ảnh được chụp từ trên cao cho thấy một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có cả người dân và các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước luôn sẵn sàng chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể.
Lời kết
Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 9, các em cần:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ.
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
- Nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói; phân biệt được câu phủ định và câu khẳng định.
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng Bài 9: Hôm nay và ngày mai, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin; các kiểu câu phân loại theo mục đích nói; khái niệm câu phủ định và câu khẳng định; cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Củng cố, mở rộng Bài 9
- Soạn bài tóm tắt Củng cố, mở rộng Bài 9
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247