YOMEDIA
NONE

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được tìm hiểu và thực hành cách bài văn thuyết minh. Trong phần Viết của bài giảng Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em sẽ tiếp tục được học cách viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.

- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

1.2. Cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

1.2.1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài:

Một số đề tài có thể triển khai:

- Hiện tượng địa chất, thuỷ văn xảy ra theo chu kì hay đột biến: thuỷ triều, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần...

- Hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt (có khi tạo thành thắng cảnh) ở một số vùng địa lí như: Vịnh Hạ Long, quân thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn...

- Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ của nó: Trái Đất nóng lên; băng tan ở các địa cực; bão, lũ thất thường sa mạc hoá;...

- Hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài: chim di cư không về địa điểm quen thuộc, sự sinh sôi bất thường của một số loài côn trùng gây hại, sự "biến mất" của một thảm thực vật,...

 

b. Tìm ý:

Ý cân có cho bài viết có thể được chia làm 3 loại, được xác định bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp:

- Nêu những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng tự nhiên này là gì, có đặc điểm nào nổi bật? Nó xuất hiện ở đâu hay xảy ra khi nào? Nó có gì khác thường so với những ghi nhận từng có trước đây?

- Giải thích về hiện tượng tự nhiên: Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Các chuyên gia đã giải thích như thế nào? Có điều gì cần bổ sung cho những giải thích đã có? Hoạt động nào của con người góp phần làm nảy sinh hiện tượng này?

- Cung cấp thông tin về thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng tự nhiên đó gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào đến đời sống của con người? Con người đã bày tỏ thái độ và thực hiện những hành động gì trước hiện tượng?

 

c. Lập dàn ý:

Dàn ý bài văn thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên

1.2.2. Viết bài

- Triển khai mỗi ý đã dự kiến thành một đoạn văn có chủ đề riêng nằm trong chủ đôi chung của văn bàn.

- Tránh làm dụng các hình thức biểu cảm (miêu tả chủ quan, rườm rà; dùng nhiều câu cảm;...).

- Phân giải thích phải thật sự tường minh, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khoa học.

- Các trích dẫn (nếu có) phải đảm bảo tính chính xác, trung thực (ghi chú nguồn đầy đủ).

- Có thể cài đặt các hình ảnh, sơ đồ, bàn đồ,... phù hợp để làm tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn cho văn bản.

1.2.3. Chỉnh sửa bài viết

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tiến hành chỉnh sửa:

Đánh giá bài văn thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài văn thuyết minh về các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi đáng lo ngại trong cuộc sống thông qua việc khảo sát, nghiên cứu riêng hoặc qua tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu khoa học.

 

Lời giải chi tiết:

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng - hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

Lời kết

Học xong bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần:

- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sẽ giúp các em viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
  • Soạn bài tóm tắt Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Hỏi đáp bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON