YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 93 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Cùng một hành động lời nói nhưng được thể hiện bằng nhiều kiểu câu khác nhau, vì vậy, các kiểu câu chia theo mục đích nói là một trong những mảng kiến thức quan trọng đối với các em học sinh phổ thông. Do đó, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 93 thuộc sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Mời các em cùng tham khảo

 

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Căn cứ nhận biết các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

- Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.

- Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết.

- Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.

1.2. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

1.2.1. Câu hỏi (nghi vấn)

- Khái niệm: Câu hỏi (nghi vấn) kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi, thường có sự xuất hiện của những từ nghi vấn như: ai gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả, (có)... không, (đã).. chưa hoặc từ hay dùng để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn. Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Ví dụ: Anh bảo cuốn sách còn có ở trên bàn nữa không?

=> Nhận xét: Câu được đặt trong mạch đối thoại; trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp; có từ không và dấu chấm hỏi → câu hỏi.

1.2.2. Câu khiến (cầu khiến)

Khái niệm: Câu khiến (cầu khiến) là câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị khuyên bảo,..., thưởng có mặt các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... Khi viết, cầu khiến được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm, tuỳ vào mức độ nhấn mạnh của người nói đối với yêu cầu được phát ra.

Ví dụ: Mở cổng nhanh lên!

=> Nhận xét: Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện (mở); có dấu chấm than kết thúc  cầu khiến.

1.2.3. Câu cảm (cảm thán)

- Khái niệm: Câu cảm (cảm thán) là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết, thường có sự hiện diện của những từ ngũ cảm thần như: Ôi, than ôi, hơi ôi (ơi), chao ôi (ơi), trời ơi (ôi),... Khi viết, người ta thường kết thúc câu cảm bằng dấu chấm than.

Ví dụ:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh, Quê hương)

=> Nhận xét: Câu được dùng để trực tiếp nêu cảm xúc của người viết; có từ quá và dấu chấm than kết thúc → câu cảm.

1.2.4. Câu kể (trần thuật)

Khái niệm: Câu kể (trần thuật) là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả.... nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dầu chấm, cũng có thi bằng dấu chấm than hay chấm lửng.

Ví dụ:

Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi cuội đưa dẫn về phía nơi thấp hơn.

(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

=> Nhận xét: Câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm → câu kể.

Bài tập minh họa

Xác định kiểu câu của từng câu sau.

a. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ?

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

b. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

 

Lời giải chi tiết:

a. Câu hỏi - có dấu chấm hỏi và thể hiện băn khoăn đối với một vấn đề nào đó.

b. Câu kể - trần thuật lại suy nghĩ của nhân vật

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 93, các em cần nắm:

- Nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

- Phân biệt được câu phủ định và câu khẳng định.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 93 sẽ giúp các em nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 93
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 93

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 93 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON