YOMEDIA
NONE

Bên bờ Thiên Mạc - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai của dân tộc ta, có rất nhiều tấm gương anh hùng, dũng cảm. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Bên bờ Thiên Mạc thuộc sách Cánh diều do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, (16 tháng 1 năm 1928  – 25 tháng 1 năm 2011).

- Quê ở Hà Nội.

- Ông là một nhà giáo, nhà văn Việt Nam.

- Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.

Nhà văn Hà Ân

Nhà văn Hà Ân (1928-2011)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: 

Tác phẩm thuộc thể loại truyện lịch sử.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi.

- Trích trong truyện “Bên bờ Thiên Mạc”.

c. Bố cục:

- Phần 1: Hoàng Đỗ được giao nhiệm vụ.

- Phần 2: Trần Bình Trọng nhận Hoàng Đỗ làm em.

d. Tóm tắt tác phẩm: 

Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Mở đầu câu chuyện là khi Trần Quốc Tuấn bắt gặp một cậu bé chăn ngựa sáng sủa và thông thạo về bãi lầy - nơi mà lát nữa cậu bé sẽ phải mang bản lệnh trao cho Thượng tướng quân. Trần Quốc Tuấn đã giao cho Hoàng Đỗ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng liên quan lớn tới vận mệnh của đất nước. Trước khi giao, ông còn không quên căn dặn cho cậu về về sự quan trọng của nhiệm vụ. Nếu như gặp giặc phải cố mà vượt thoát, nếu không phải nhau nuốt bản lệnh không để lọt bản lệnh vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Cậu lo lắng nếu đi nửa đường bị giặc bao vây phải làm sao. Tuy miệng nói là sợ những cậu bé vẫn tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và nếu có chết cũng sẽ kéo theo lũ giặc chết cùng. 

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật Đỗ Hoàng

- Nhiệm vụ của Hoàng Đỗ: là giao một đạo lệnh bí mật bọc sáp cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải.

=> Đây là nhiệm vụ rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an nguy của vua Nhà Trần. Hoàng Đỗ rất dũng cảm, vượt qua nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ

- Lời nói:

+ “Bố cháu dạy cháu phải trung với nước. Dù có chết cho nước, cháu cũng không sợ, nhưng cháu sợ không đảm đương nổi việc này ”.

+ “Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc”.

+ “Nhưng nếu vào đất chết mà lại sống thì khi cháu gặp Thượng tướng quân cháu biết ăn nói làm sao?”

=> Hoàng Đỗ rất nhanh nhẹn, mưu trí, thông minh và vô cùng cẩn trọng.

- Khi được tướng Trần Bình Trọng tặng quà và nhận làm em: Hoàng Đỗ rất cảm kích, từ nay em không còn là thân phận nô lệ trở thành một người lính trẻ tuổi được giao phó trọng trách lớn lao, em rất hãnh diện về điều đó.

=> Hoàng Đỗ là nhân vật trẻ tuổi, rất nhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm.

Hành động của Đỗ Hoàng khi gặp Trần Bình Trọng

Hành động của Đỗ Hoàng khi gặp Trần Bình Trọng

1.2.2. Nhân vật Trần Bình Trọng

- Tướng Trần Bình Trọng: là vị tướng tài, ông đã nhìn nhận ra những người lính tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ông đã nhận ra sự nhanh nhẹn, mưu trí và thông minh của cậu bé chăn ngựa. Ông cảm thấy hạnh phúc khi có những người lính dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc.

- Trước sự gần gũi của thượng tượng Trần Hưng Đạo với nhân dân, vị tướng trẻ còn thấy mình mình chưa đối xử rộng với các quân sĩ.

- Trần Bình Trọng cảm động trước lòng dũng cảm của Hoàng Đỗ khi nhận giao nhiệm vụ.

- Tính cách:

+ Trần Bình Trọng là người rất tình cảm, trọng nghĩa tình.

+ Ông biết nhiệm vụ của Hoàng Đỗ rất nguy hiểm nên muốn động viên tinh thần cho cậu bé bằng một món quà ý nghĩa. Ông đã xóa 3 chữ “Quan Trung Khách” và nhận Hoàng Đỗ làm em.

+ Hành động này thể hiện rõ sự thấu hiểu của ông với lính của mình. Món quà vô giá xóa bỏ thân phân nô lệ cho 1 em bé nhỏ.

=> Nhận xét: Trần Bình Trọng là một vị tướng giỏi, dũng cảm, điều binh khiển tướng chọn quân sĩ tốt, trân trọng những đóng góp của nhân dân. Luôn luôn học hỏi. Ông là người trọng nghĩa tình, hiểu rõ giá trị của tự do, và gần gũi với quân sĩ, nhân dân.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Đoạn trích ca ngợi vị tướng Trần Bình Trọng giỏi tài thao lược, dùng binh, cách ông ứng xử với nhân dân và yêu thương gần gũi nhân dân.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cách kể chuyện lịch sử hào hứng và đầy thú vị.

- Nhà văn Hà Ân có vốn kiến thức lịch sử sâu sắc, cùng với bút pháp, văn phong sinh động, Hà Ân đã tạo được không khí cho câu chuyện và hấp dẫn bạn đọc.

- Đoạn trích mang văn phong lịch sử với cốt truyện, bối cảnh nhân vật lịch sử có thật và nhân vật hư cấu (cha con Đỗ Hoàng).

Bài tập minh họa

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

 

Lời giải chi tiết:

Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.

Lời kết

Học xong bài Bên bờ Thiên Mạc, các em cần nắm:

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện,...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc kể cuộc hành trình của cậu bé Hoàng Đỗ - con trai của nô tì vùng Thiên Mạc khi được Trần Quốc Tuấn giao cho nhiệm vụ bí mật. Trong hành trình này, chúng ta được chứng kiến sự phát triển của nhân vật trẻ tuổi, tài năng và lòng yêu nước sâu sắc. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Bên bờ Thiên Mạc
  • Soạn văn tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc

Hỏi đáp bài Bên bờ Thiên Mạc - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Bên bờ Thiên Mạc

Qua tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON