Khói bếp là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi lên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Để hiểu hơn về hình ảnh đầy ý nghĩa này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Và tôi nhớ khói dưới đây nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị đọc
a. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Quê quán: Hà Giang.
- Là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích Tôi đã trở về trên núi cao (2018).
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
b. Tìm hiểu từ khó:
- Vấn vít: Ngọn khói quấn xoắn lại với nhau nhiều vòng.
- Gộc củi: Phần gốc và rể còn lại của cây đã già cỗi sau khi bị chặt đi, dùng làm củi đun bếp.
- Sau rốt: Sau cùng.
- Phoi bào: Vật liệu được thải ra sau khi tạo hình gỗ bằng cách gọt.
c. Đại ý:
- Văn bản thể hiện nỗi nhớ về ngọn khói quê hương của tác giả. Qua đó, cho ta thấy nhân vật “tôi” là người có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn.
d. Bố cục:
Tìm hiểu văn bản theo 2 mạch nội dung chính như sau:
- Ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm.
- Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân làng.
1.2. Trải nghiệm cùng văn bản
a. Ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm:
- Ngọn khói quẩn quanh mái bếp:
+ Ngọn khói như gọi người trở về.
+ Miêu tả: Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.
+ Sự di chuyển: Ngọn khói che phủ cả làng, len qua đầu hồi, vương vít mãi trên ngọn cây hồng, bị gió thổi cho loãng di, tan đi.
+ Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc củi gỗ dẻ, tinh dầy vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo sém,...
→ Cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.
- Ngọn khói bắt lên từ những gộc củi:
+ Gộc củi to, gỗ chắc, cứ ngun ngún, ấm cúng.
+ Gộc củi cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng.
+ Là nơi người đi ra khỏi nhà sau cùng nhớ vén tro xung quanh bếp cho gọn để lửa không bùng.
+ Là nơi con mèo già sưởi mình.
- Ngọn khói mang theo ước mơ về mâm cơm:
+ Các công đoạn: Gác thanh củi nhỏ xếp xung quanh gộc vủi lớn → Nhặt ít phoi bào nhồi vào giữa → Dùng ống thổi bằng nứa nổi để lửa bùng lên → Xuất hiện ngọn lửa màu lam, khói.
+ Ước mơ bình dị: Bữa cơm ấm cùng bên bếp lửa. Một đĩa cá kho cháy cạnh với riềng, một bát canh măng, một đĩa dưa cải.
b. Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân làng:
- Ngọn khói gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi về nhà:
+ Khói làm nhớ cơm, thèm cơm, lùa trâu xuống đường mòn.
+ Khói gắn với tiếng mõ, tiếng đục.
- Ngọn khói chứng kiến những năm mất mùa: Lũ lớn kéo về ngập mọi con suối cuốn tất cả khiến toàn bộ cánh đồng ngập trong màu phù sa. Người buồn, nặng trĩu âu lo.
- Ngọn khói chung vui với dân làng: Cũng có khi khói vui hơn niềm vui con người khi làng có đứa bé chào đời.
- Ngọn khói quẩn quanh bên con người:
+ Bếp chỉ nguội khi người không còn.
+ Ngọn khói rộn ràng khi nhà có khách.
+ Khói im lìm ủ kín trong tro nóng khi người đi vắng.
+ Ngọn khói gợi nhắc con người về những kỉ niệm đẹp.
1.3. Tổng kết
- Về nội dung: Và tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.
- Về nghệ thuật:
+ Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
+ Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật “tôi” trong văn bản “Và tôi nhớ khói”.
a. Hướng dẫn giải:
- Cảm nhận về nhân vật tôi của em có thể là: Thán phục, yêu mến, tự hào,...
b. Lời giải chi tiết:
Văn bản "Và tôi nhớ khói" là những cảm nhận sâu sắc và chân thực của nhân vật tôi về hương vị quê hương, đặc biệt là làn khói tỏa đã vun đầy cả khoảng trời ấu thơ của tác giả. Một nhân vật tôi có sự cảm nhận tinh tế với những điều nhỏ bé xung quanh. Tôi đã tái hiện lại một miền ký ức tuổi thơ nhiều yêu thương với khói bếp làm ấm mỗi căn nhà và quấn quýt bên bữa cơm ấm cúng; khói bếp trong cảm nhận của tác giả hiện lên như một sinh thể có linh hồn và cảm xúc khi khói biết nhắc trẻ chăn trâu trở về, biết buồn khi người dân hoạn nạn, biết vui khi có đứa bé mới chào đời. Thử hỏi, không có sự rung cảm tinh tế, không có tình yêu thương tha thiết dành cho những sự vật nhỏ bé thì tác giả có viết nên được những câu văn ăm ắp cảm xúc đó hay không? Qua sự cảm nhận tinh tế về khói, nhân vật tôi đã bộc lộ thầm kín tình yêu quê hương và yêu những điều bình dị quanh mình. Ngọn khói ấy mang theo đủ đầy tất cả những hồi ức và vẻ đẹp quê hương, nó đã làm hồng tuổi thơ và cho độc giả thấy từng mảng màu tươi xanh nơi miền sơn cước tươi đẹp.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài Và tôi nhớ khói.
+ Có thái độ yêu mến quê hương.
Soạn bài Và tôi nhớ khói
Bài học Và tôi nhớ khói nhằm giúp các em cảm nhận được nỗi nhớ quê hương của nhân vật tôi. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây:
Hỏi đáp bài Và tôi nhớ khói Ngữ văn 6
Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Và tôi nhớ khói
Văn bản Và tôi nhớ khói cho chúng ta thấy rằng khói bếp vừa là hình ảnh thực đồng thời là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và thể hiện chủ đề của văn bản này. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Và tôi nhớ khói.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247