YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 biết cách lựa chọn cấu trúc câu và nêu được tác dụng. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em bước đầu biết nhận diện và phân tích được biện pháp tu từ nhân hóa trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng

- Lựa chọn cấu trúc câu: Câu tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.

- Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

+ Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến. Ví dụ, trong hai câu văn:

(1) Cây ổi trong sân nhà cũ nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

(2) Nó đã nhớ về cây ổi trong sân nhà cũ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

-> Cấu trúc câu a nhấn mạnh vào đối tượng cây ổi trong sân nhà cũ.

+ Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể sinh động hơn. Ví dụ: Câu “Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành” có 4 vị ngữ.

1.2. Biện pháp tu từ nhân hóa

a. Khái niệm: 

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b. Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến - Quang Dũng) 

- Trò chuyện với vật như với người:

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

(Ca dao) 

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Hướng dẫn giải:

- Đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa ở các dạng như: Trò chuyện với vật như người, dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật,...

Lời giải chi tiết:

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ nhàng làm sao!

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau:

[...] "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng".

a. Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phân vị ngữ.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phân vị ngữ trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết phần Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây" và "Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thớm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước sân nhà".

b. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: Nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được cách lựa chọn cấu trúc câu phù hợp.

+ Vận dụng và phân tích được biện pháp tu từ nhân hóa trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được biện pháp tu từ nhân hóa trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 9) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON