YOMEDIA
NONE

Thạch Sanh - Ngữ văn 6


Qua bài giảng Thạch Sanh giúp các em hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ. Thông qua đó thấy được sự đối lập giữa thiện - ác, xấu - tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại

  • Truyện cổ tích
    • Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh…)
    • Thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt  đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công trong xã hội.

b. Đại ý

  • Kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh và nêu nên ước mơ công lý của nhân dân.

c. Tóm tắt

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

d. Bố cục

  • Chia làm 4 đoạn
    • Đoạn 1. Từ "ngày xưa"..."thần thông": Lai lịch, nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh.
    • Đoạn 2. "Một hôm"..."quận công": Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cứớp công.
    • Đoạn 3. "Vua có"..."bọ hung": Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa và giải oan cho mình.
    • Đoạn 4. Phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Thạch sanh

  • Sự ra đời của Thạch sanh
    • Sự ra đời khác thường
      • Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
      • Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh
      • Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông
    • Hoàn cảnh bình thường
      • Con gia đình nông dân
      • Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi

→ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

⇒ Tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi

b. Những thử thách mà Thạch Sanh trải qua

Thứ tự Những thử thách Chiến công
1

Bị mẹ con Lý Thông lừa canh miếu thờ chằn tinh để thế mạng

→ Chiến đấu với chằn tinh

Giết chằn tinh và thu được bộ cung tên vàng
2

Xuống hang diệt đại bàng và cứu công chúa

→ Bị Lý Thông lấp cửa hang

Giết đại bàng và cứu công chúa
3

Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

→ Thạch Sanh bị bắt hạ ngục

Cứu thái tử con vua Thủy tề
4 Đối mặt với liên quân 18 nước chư hầu Chiến thắng liên quân 18 nước chư hầu

c. Sự đối lập về tính cách và hành động của Thạch Sanh và Lý Thông

Thạch Sanh Lý Thông
  • Cả tin, thật thà
    • Tin lời đi canh miếu thay.
    • Tin lời chăn tinh của vua nuôi.
    • Tin lời xuống hang cứu công chúa.
  • Lừa lọc - xảo quyệt
    • Lừa Thạch Sanh tới ba lần.
    • Lừa để Thạch Sanh thế mạng cho mình.
    • Lừa đế cướp công phong quận công.
    • Lừa đế lấy công chúa
  • Vị tha, nhân hậu
    • Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều nhưng vẫn không trả thù, mà tha chết cho về quê làm ăn
  • Tàn nhẫn, vô lương tâm.
    • Lợi dụng tình anh em kết nghĩa để bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.
  • Là người anh hùng, tài giỏi
    • Diệt chằn tinh
    • Diệt đại bàng
    • Cứu công chúa và thái tử Long cung
  • Tiểu nhân, độc ác
    • Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công và lấy công chúa

Là người cao cả → Đại diện cho cái THIỆN

Là kẻ bạc nhược, thấp hèn → Đại diện cho cái ÁC

⇒ Cưới công chúa và nối ngôi vua ⇒ Bị sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung

d. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì

  • Tiếng đàn thần
    • Cứu công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông → Tượng trưng cho công lí
    • Đánh lui quân 18 nước chư hầu, cảm hoá được kẻ thù → Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình
  • Niêu cơm

→ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
      • Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông) → Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung.
      • Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.
    • Ý nghĩa truyện

      • Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian.
      • Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.
      •  Ước mơ đạo lí của nhân dân
        • Thiện thắng ác
        • Chính nghĩa thắng gian tà
        • Hòa bình thắng chiến tranh
        • Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài 1: Kẻ bảng phân biệt sự khác nhau giữa truyện Cổ tích, Thần thoại và Truyền thuyết.

Gợi ý làm bài

Thể loại

Thần thoại

Truyền thuyết

Cổ tích

Đối tượng

Truyện kể về các vị thần

Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ

Truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh…), thường có yếu tố hoang đường

Nội dung Phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công.

Đề bài 2: Từ một câu chuyện cổ tích đã học, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu nhân vật
    • Thạch Sanh trong truyện cổ "Thạch Sanh".
    • Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

2. Thân bài

  • Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh
    • Ngoại hình
      • Cao lớn, khoẻ mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.
      • Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.
    • Tính cách
      • Chăm chỉ siêng năng.
      • Thật thà, chất phác, cả tin.
      • Thích làm việc nghĩa.
      • Độ lượng, thương người.
    • Tài năng
      • Võ nghệ cao cường.
      • Phép thuật tinh thông.
      • Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em đối với nhân vật Thạch Sanh
  • Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

Bài văn mẫu

   Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.

   Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già Đềlại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức Đềđương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng

cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.

Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh Đềđược hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, Đềchúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.

Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình nhưthế.

Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.

Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

   Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

Đề bài 3: Sắm vai nhân vật Thạch Sanh để kể lại truyện cổ tích "Thạch Sanh".

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu câu chuyện
    • Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng.
    • Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai đế làm con của ông bà cụ.
    • Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó cha tôi lâm bệnh chết, mẹ mới sinh ra tôi - một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
    • Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày.
    • Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

2. Thân bài

a. Cuộc gặp giữa tôi và mẹ con Lý Thông

  • Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
  • Một hôm, đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có viộc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay.

b. Cuộc chiến đấu giết chằn tinh

  • Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại.
  • Chằn tinh hóa phép, thoát biến, thoắt hiện.
  • Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khống lồ. Nó chết đế lại bên mình bộ cung tên bằng vàng.
  • Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.
  • Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”.
  • Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gôc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

c. Cuộc chiên đấu giết đại bàng (nguyên là con yêu tinh)

  • Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liến lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chổ ở của con đại bàng.
  • Một hôm, nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kế cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chổ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.
    • Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi thả xuồng hang.
    • Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vần rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.
    • Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại.
    • Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết minh là thái tứ con vua Thủy Tề.
  • Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thúy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở vồ gốc đa.

d. Sự báo thù của hồn chằn tinh và đại bàng

  • Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục.
  • Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm.
  • Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
    • Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy.
    • Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn.
  • Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.
    • Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
    • Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xứ. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

3. Kết bài

  • Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.
  • Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phái cỡi giáp xin hàng.
  • Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
  • Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

3. Soạn bài Thạch Sạch

Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. Thể hiện niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Thạch Sanh.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Thạch Sanh

Đọc truyện Thạch Sanh giúp các em bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vât và các chi tiết đặc sắc của truyện. Biết cách kể lại được truyện. Ngoài ra, bài học còn giúp các em tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

ZUNIA9

Bài học cùng chương

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF