YOMEDIA
NONE

Chữa lỗi dùng từ - Ngữ văn 6


Qua bài giảng chữa lỗi dùng từ giúp các em nhận ra các lỗi do lập từ và lẫn lộn những từ gần âm. Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. Có ý thức xác định lỗi dùng từ trong tạo lập văn bản nói, viết. Hy vọng những tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Lặp từ

  • Khái niệm
    • Lặp từ là lỗi từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, không cung cấp nội dung mới mà nhắc lại nội dung cũ máy móc, rập khuôn, không có tác dụng trong diễn đạt
  • Cách khắc phục
    • Sử dụng nhiều kiểu câu
    • Thay từ đó bằng từ đồng nghĩa.
  • Ví dụ minh họa
    • Cho câu sau: "Thánh Gióng là anh hùng diệt giặc mà ta không quên đã gây ấn tượng không quên".
      • Lỗi sai: Câu văn lặp lại hai từ "không quên"
      • Cách sửa: Bỏ cả cụm từ "đã gây ấn tượng không quên"
        • Câu hoàn chỉnh: "Thánh Gióng là anh hùng diệt giặc mà ta không quên"

1.2. Lẫn lộn các từ gần âm

  • Nguyên nhân
    • Lẫn lộn các từ gần âm do không hiểu đúng nghĩa của từ.
  • Cách khắc phục
    • Khi sử dụng từ nếu không nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc lặp để tạo liên kết thì không dùng từ lặp
    • Khi dùng từ chú ý nhớ chính xác hình thức ngữ âm để tránh lẫn lộn các từ gần âm.
  • Ví dụ minh họa
    • Cho câu sau:"Anh Khoai trong câu chuyện "Cây tre trăm đốt" xử lí rất thông minh".
      • Lỗi sai: Từ "xử lí"
      • Nguyên nhân: Sự nhầm lẫn giữa hai từ gần nghĩa nhau nên dùng sai, do không hiểu rõ nghĩa của từ.
        • "Xử lí": có nghĩa sắp đặt, chỉnh đốn và quyết định như xử lí việc cơ quan, xử lí tài liệu.
      • Sửa lại: Thay "xử lí" bằng "xử trí"
        • Câu sửa hoàn chỉnh: "Anh Khoai trong câu chuyện "Cây tre trăm đốt" xử trí rất thông minh"

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ? Nêu nguyên nhân và sửa lại cho đúng.

a. Loay hoay, lan tìm dây bó lại bó củi mới bi tuột ra.

b. Họ thút thít nói chuyện với nhau.

c. Bác thợ mộc đang dùng bào để bào lại thanh gỗ.

d. Tôi nghe phong phanh chuyện gia đình Lan chuyển đi nơi khác.

Gợi ý làm bài

a. Những câu sai

  • Câu b: Sai từ "thút thít"
  • Câu d: Sai từ "phong phanh"

b. Nguyên nhân

  • Do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm và nhớ không chính xác nghĩa của từ dẫn đến dùng từ bị lẫn lộn.

c. Cách sữa lỗi

  • Câu b: Họ thủ thỉ nói chuyện với nhau.
  • Câu d: Tôi nghe phong thanh chuyện gia đình Lan chuyển đi nơi khác.

Đề bài 2: Cho đoạn văn: “Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, thần gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, làm nước ngập ruộng đồng, làm nước ngập nhà cửa, làm thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” Chỉ và sửa lỗi cho đoạn văn?

Gợi ý làm bài

  • Lỗi lặp những từ không cần thiết: "thần" (lập 2 lần), "làm nước ngập" (lập 2 lần).
  • Sửa lỗi: Bỏ 1 từ "thần" và 1 cụm từ "làm nước ngập" bị lặp lại.
    • Đoạn văn sửa hoàn chỉnh: "Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, làm nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, làm thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước".

3. Soạn bài Chữa lỗi dùng từ

Để giúp các em nhận ra các lỗi do lập từ và lẫn lộn những từ gần âm, các em có thể tham khảo

bài soạn Chữa lỗi dùng từ.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

ZUNIA9

Bài học cùng chương

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF