YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thạch Sanh - Ngữ văn 6

Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh giúp các em nắm được sự ra đời và lớn lên kì lạ cùng những thử thách và phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh được miêu tả trong truyện. Thông qua đó, giúp các em thấy được khát vọng và mơ ước của nhân dân về một cuộc sống công bằng cùng triết lí ở hiền gặp lành. Ngoài ra, bài soạn còn giúp các em giải quyết các dạng bài tập 1 và 2 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Chúc các em có bài soạn thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài

1.1. Nghệ thuật

  • Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
  • Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông) → Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung.
  • Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.

1.2. Ý nghĩa truyện

  • Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian.
  • Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.
  •  Ước mơ đạo lí của nhân dân
    • Thiện thắng ác
    • Chính nghĩa thắng gian tà
    • Hòa bình thắng chiến tranh
    • Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

2. Soạn bài Thạch Sanh

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
    • Nguồn gốc thần tiên (con Ngọc Hoàng), người mẹ mang thai mấy năm.
    • Được các thần truyền võ nghệ và phép thần.
    • Nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ, hé mở một nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công phi thường, mang tính thần linh nhưng vẫn gần gũi nhân dân.

Câu 2: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thứ thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy.

  • Thạch Sanh phải trải qua những thử thách: bị lừa canh miếu và giết chằn tinh, cứu công chúa, diệt đại bàng, bị vu vạ nhốt trong ngục ⇒ bộc lộ sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng.

Câu 3: Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập nhau.

  • Thạch Sanh: Cả tin, thật thà, vị tha, nhân hậu, anh hùng, tài giỏi, là người cao cả.
  • Lý Thông: Lừa lọc, xảo quyệt, tàn nhẫn, vô lương tâm, là kẻ cướp công, bạc nhược, thấp hèn.

Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

  • Tiếng đàn: giải oan cho Thạch Sanh, vạch mặt Lí Thông, khiến quân lính không còn muốn đánh nhau nữa ⇒ tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa.
  • Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình.

Câu 5: Ý nghĩa của phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.

  • Kết truyện thể hiện khát vọng cuộc sống công bằng, cái thiện thắng cái ác.
  • Ước mơ người tài năng xứng đáng được những gì đáng có.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây bút thần,…

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

  • Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh
    • Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân từ thần tiên, là người Trời (thực tế con của Ngọc Hoàng đầu thai).
    • Người mẹ mang thai đến mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.
    • Lớn lên Thạch Sanh được các thần tiên dạy đủ các phép thần thông, võ nghệ.
  • Ý nghĩa
    • Thạch Sanh ra đời và có nguồn gốc Thần Linh đem đến cho câu chuyện sự hấp dẫn, li kì.
    • Hé mở nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công phi thường.
    • Dù thần linh nhưng Thạch Sanh vẫn rất gần gũi với nhân dân ở thân phận mồ côi.

Câu 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

  • Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt
    • Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
    • Diệt đại bàng, cứu công chúa.
    • Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
    • Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.
  • Nhận xét
    • Những thử thách mà Thạch Sanh trải qua càng ngày càng khó hơn và khó khăn càng nhiều, càng cao thì phẩm chất và tài năng của Thạch Sanh càng rực rỡ.
    • Những thử thách ở rất nhiều phương diện khác nhau:
      • Sự hung bạo của thiên nhiên (chăn tinh, đại bàng).
      • Sự thâm độc của kẻ xấu.
      • Sự xâm lược của kẻ thù.
  • Phẩm chất của Thạch Sanh bộc lộ qua thử thách
    • Là người vô tư hết lòng giúp đỡ người khác.
    • Là người dũng mãnh, có sức khoẻ phi thường.
    • Là người yêu chuộng hoà bình và công lí.
    • Thạch Sanh là nhân vật lí tưởng mà nhân dân ước ao và ngưỡng mộ.

Câu 3. Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập nhau.

Thạch Sanh Lý Thông
  • Cả tin, thật thà
    • Tin lời đi canh miếu thay.
    • Tin lời chăn tinh của vua nuôi.
    • Tin lời xuống hang cứu công chúa.
  • Lừa lọc - xảo quyệt
    • Lừa Thạch Sanh tới ba lần.
    • Lừa để Thạch Sanh thế mạng cho mình.
    • Lừa đế cướp công phong quận công.
    • Lừa đế lấy công chúa
  • Là người vị tha, nhân hậu
    • Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều nhưng vẫn không trả thù, mà tha chết cho về quê làm ăn
  • Tàn nhẫn, vô lương tâm.
    • Lợi dụng tình anh em kết nghĩa để bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.
  • Là người anh hùng, tài giỏi
  • Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, và lấy công chúa (giết người khác để mình hưởng vinh hoa phú quý)
  • Là người cao cả.
  • Là kẻ bạc nhược, thấp hèn
⇒ Đại diện cho cái THIỆN ⇒ Đại diện cho cái ÁC

Câu 4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

  • Ý nghĩa của tiếng đàn kì diệu
    • Tiếng đàn của tâm hồn, của tình yêu (tiếng đàn thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu đời của Thạch Sanh, và nhờ tiếng đàn ấy Thạch Sanh đã bắt được nhịp cầu đến với công chúa).
    • Tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác (giải nỗi oan khuất cho Thạch Sanh, và vạch trần tội ác của mẹ con Lý Thông).
    • Tiếng đàn của hoà bình và công lí (tiếng đàn đã làm mềm lòng, nhụt chí đội quân của mười tám nước chư hầu - bởi đây là tiếng nói của hoà bình chính nghĩa, đó là nghệ thuật mưu phạt công tâm - đánh vào lòng người).
  • Ý nghĩa của niêu cơm thần kì
    • Niêu cơm vô tận (ăn mãi không hết, xới mãi vẫn đầy).
    • Niêu cơm của hoà bình và nhân đạo (đối xử khoan hồng tử tế với kẻ bại trận).
    • Là khát vọng muôn đời của nhân dân về cơm no áo ấm.

Câu 5. Ý nghĩa của phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.

  • Kết thúc truyện
    • Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga và lên nối ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết hoá thành kiếp bọ hung.
  • Ý nghĩa
    • Thể hiện khát vọng về cuộc sống công bằng (người hiền lành phải được sống hạnh phúc, kẻ tham lam độc ác phải bị trừng trị).
    • Ước mơ người có tài năng được sử dụng đúng vị trí, không phân biệt thành phần xuất thân (Thạch Sanh nối ngôi vua).
  • Đây là kết thúc phổ biến mà ta thường gặp trong truyện cổ tích:
    • Truyện Tấm Cám - Mẹ con Cám độc ác phải chết, cô Tấm hiền lành xinh đẹp trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc.
    • Truyện Sọ Dừa: Hai cô chị kiêu kì, ác độc phải bỏ đi biệt xứ, còn cô út nhân hậu, tốt bụng làm bà trạng sống hạnh phúc với người chồng tài hoa.

⇒ Triết lí mà người dân muốn gởi gắm qua ba câu chuyện là triết lí "ở hiền gặp lành".

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thạch Sanh. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thạch Sanh.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Nếu vẽ bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em đặt cho bức tranh minh hoạ ấy tên gọi như thế nào?

  • Trong truyện có rất nhiều chi tiết đế chúng ta vẽ thành bức tranh đẹp có ý nghĩa, tuỳ theo sở thích của mỗi người chúng ta có thể lựa chọn chi tiết mà mình yêu thích nhất, và đặt một tên gọi phù hợp cho bức tranh của mình.
  • Cụ thể
Thứ tự Chi tiết có thể vẽ tranh Nhan đề cho bức tranh
1 Chi tiết Thạch Sanh sống ở gốc cây đa, gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, mình trần, đóng khố Chàng trai đất Việt
2 Thạch Sanh đánh nhau với chăn tinh ở miếu Thạch Sah đánh nhau với chằn tinh
3 Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng ở dưới hang sâu Thạch Sah đánh nhau với đại bàng
4 Thạch Sanh gảy đàn ở trong ngục Tiếng đàn giải oan
5 Thạch Sanh gảy đàn đánh lui quân lính của mười tám nước chư hầu Tiếng đàn hòa bình
6 Niêu cơm thần của Thạch Sanh thết đãi cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ Niêu cơm thần

Câu 2. Hãy kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.

  • Muốn kể diễn cảm câu chuyện phải chú ý hai điều sau:
    • Nắm vững nội dung câu chuyện.
    • Xác định giọng kể phù hợp cho mỗi đoạn.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Thạch Sanh

Truyện cổ tích Thạch Sanh là câu chuyện xoay quanh một cậu bé mồ côi, nhà nghèo, làm nghề đốn củi. Vì có lòng tốt và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, Thạch Sanh đã lần lượt vượt qua những thử thách cam go của những thế lực độc ác để đến được cái kết viên mãn là cưới được công chúa làm vợ. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện cổ tích này, mời các em cung tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanban]

5. Hỏi đáp về văn bản Thạch Sanh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF