YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài soạn Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất nhằm giúp các em học sinh lớp 6 rèn luyện và nâng cao kĩ năng thảo luận nhóm và thực hành nói về một vấn đề trước tập thể lớp học. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Giới thiệu một số chủ đề thảo luận

- Chủ đề thảo luận:

  • Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
  • Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
  • Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
  • Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?
  • Bạn có thể làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học.

1.2. Hướng dẫn quy trình viết

- Bước 1: Chuẩn bị kĩ càng.

- Bước 2: Thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất.

2. Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước cụ thể khi thực hành Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

Trả lời:

a. Bước 1: Chuẩn bị:

* Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể chuẩn bị ý kiến của mình như sau:

- Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau: Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề. 

- Tham gia các hoạt động cùng nhau: làm việc nhà, học tập, vui chơi,...: Việc dành thời gian cho nhau trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sẽ tạo thói quen chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ. Chỉ có kết hợp cả vui chơi và học tập thì mới có thể tạo sự thoải mái.

- Gia đình luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau: Tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền phát biểu ý kiến, nhận xét,... Điều đó sẽ giúp tất cả các thành viên thoải mái nêu lên suy nghĩ của mình, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Việc được tôn trọng cũng khiến mọi người cảm thấy có động lực hơn trong việc xây dựng gia đình.

* Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:

- Mục đích của buổi thảo luận.

- Thời gian thảo luận của nhóm.

- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.

- Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.

b. Bước 2: Thảo luận:

- Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:

Ý kiến của bạn Những điều tôi muốn trao đổi với bạn Những điều bạn trao đổi lại với tôi

- Ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và bạn đưa ra.
 

- Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi lại với bạn bằng cách tự hỏi:

- Điều gì tôi muốn làm rõ hơn?

- Điều gì tôi không đồng ý với bạn?

- Ghi ngắn gọn các lý lẽ, bằng chứng và tạo phản hồi ý kiến của mình.
- Ví dụ: Bạn cho rằng cha mẹ phải tạo ra sự đồng thuận giữa với con cái. - Tôi đồng ý với bạn về điều đó. Tuy nhiện bạn chưa nêu lên cách thức cụ thể để thực hiện điều đó. Hơn nữa sự đồng thuận phải đến từ hai phía, tức là con cái cũng phải tích cực trong vấn đề trao đổi với bố mẹ để tạo sự đồng thuận.

- Cảm ơn về sự đóng góp của bạn. 

- Có thể cách nói của chúng tôi khiến bạn hiểu lầm vì chúng tôi muốn cả cha mẹ và con cái đều phải tạo ra sự đồng thuận.

- Bổ sung cách thức: trao đổi trong những bữa ăn, cuộc họp gia đình, những cuộc trò chuyện chia sẻ,...

- Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất về vấn đề: Nêu một số phương pháp để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn.

Trả lời:

* Gợi ý một số phương pháp để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn:

- Đối với người lớn:

  • Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo: từ hành động, lời nói…
  • Cha mẹ cần trở thành người bạn của con cái: Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.

- Đối với con cái:

  • Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ.
  • Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn.

- Giữa các thành viên khác:

  • Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau…
  • Con cháu biết kính trọng, yêu thương và quan tâm trò chuyện với ông bà…

4. Hỏi đáp về bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF