YOMEDIA
NONE

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Nhằm giúp các em học sinh nắm được các bước khi thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề thuộc sách Cánh diều dưới đây. Hy vọng bài soạn này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành nói trước tập thể về một vấn đề cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Định hướng

- Có nhiều vấn đề của cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm văn học. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

- Để trình bày ý kiến về một vấn đề, các em cần lưu ý những gì?

1.2. Thực hành

Thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề theo các bước sau:

- Chuẩn bị kĩ càng.

- Tìm ý và lập dàn ý

- Thực hành nói và nghe

- Kiểm tra và chỉnh sửa.

2. Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề

Câu hỏi: Em hãy trình bày chi tiết các bước khi thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề.

Trả lời:

a. Chuẩn bị:

- Xem lại nội dung bài thơ Gấu con chân vòng kiềng đã học.

- Xác định vấn đề trọng tâm cần có ý kiến: Ngoại hình của con người có quan trọng hay không?

- Dự kiến các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, video,...) cho việc trình bày (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời một số câu hỏi như:

+ Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có ý phê phán, chê bai gấu con có chân vòng kiềng không?

+ Ngoại hình là gì?

+ Ngoại hình có quan trọng không? Vì sao?

+ Có những bằng chứng gì về việc ngoại hình không quan trọng hoặc quan trọng?

+ Có nên đánh giá một người bằng ngoại hình không? Điều gì tạo nên và quyết định giá trị của một người?

+ Cần có thái độ như thế nào về ngoại hình của người khác?

- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày ý kiến (Ngoại hình có quan trọng hay không?)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tùy vào ý kiến của em về vấn đề ngoại hình có quan trọng hay không để trình bày các lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ:

  • Ngoại hình không quan trọng (ý kiến).
  • Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao ngoại hình không quan trọng (lí lẽ).
  • Nêu các bằng chứng cụ thể để thấy ngoại hình không quan trọng (bằng chứng).

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình (Điều gì quyết định giá trị của một con người? Nêu bài học về cách nhìn và cách ứng xử với người khác có ngoại hình không bình thường).

c. Nói và nghe:

- Nói ngắn gọn về bài thơ Gấu con chân vòng kiềng.

- Dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình.

- Lưu ý: Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc, sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức trình bày ý kiến về một vấn đề:

- Người nói: Xem xét về nội dung và cách thức trình bày (Đã nói hết các ý có trong dàn bài đã làm chưa? Còn thiếu nội dung nào? Có mắc lỗi về cách trình bày không?...).

- Người nghe: Kiểm tra lại các thông tin thu được từ người nói; tự xác định các lỗi cần khắc phục khi nghe.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Trình bày ý kiến về một vấn đề

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Sau khi đọc bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Trả lời:

Người xưa vẫn có câu "cái nết đánh chết cái đẹp", "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao.

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó.  Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng đã gửi gắm một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Trình bày ý kiến về một vấn đề Ngữ văn 6

Nếu nội dung bài soạn có phần khó hiểu các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ giúp các em giải đáp cụ thể.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF