Qua bài soạn giúp các em thấy được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Khả năng kết hợp
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ.
- Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Chức vụ ngữ pháp
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Các loại tính từ
- Có hai loại tính từ
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
- Có hai loại tính từ
- Mô hình cụm tính từ
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
Vẫn / còn / đang |
Trẻ |
Như một thanh niên |
- Trong cụm tính từ
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;...
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...
2. Soạn bài Tính từ và cụm tính từ
2.1. Đặc điểm của tính từ
a) Tìm tính từ trong các câu:
(1) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
- Tính từ trong câu trên: "bé", "oai"
(2) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan, vàng lịm [...] Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắc héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
- Tính từ trong câu trên là: "vàng hoe", "vàng lịm", "vàng ối", "héo", "vàng tươi".
b) Kể thêm một số tính từ
- Mô tả hình dạng, kích thước của sự vật: Ngắn, dài, cao, thấp, nhỏ, to, lớn, bé, nho nhỏ.
- Mô tả trạng thái của sự vật: Chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ, dũng cảm, hèn nhát.
- Mô tả màu sắc của sự vật: Đỏ, đen, tím, vàng, xanh, trắng, xanh ngắt, đo đỏ.
2.2. Các loại tính từ
- Trong các tính từ đã tìm ở phần một
- Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm quá...) là khá phổ biến.
- Ví dụ: khá cao, hơi đen, quá yếu, rất to, hơi xanh ...
- Tính từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ đó là: nho nhỏ, xinh xinh, xanh ngắt, đo đỏ.
- Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm quá...) là khá phổ biến.
2.3. Cụm tính từ
Vẽ mô hình cấu tạo những cụm tính từ in đậm trong các câu:
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về với một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
[...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại sáng vằng vặc trên không.
(Thạch Lam)
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
Vốn đã rất |
Yên tĩnh |
(Đến lạ lùng) |
Nhỏ lại |
Sáng |
Vằng vặc ở trên không |
(Như một mảnh bạc) |
|
|
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tính từ và cụm tính từ để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.
(Cụm tính từ là phần in nghiêng, gạch chân của mỗi câu)
Nó sum sum như con đỉa.
Nó chần chân như cái đòn câu.
Nó bè bè như cái quạt thóc.
Nó sừng sững như cái cột đình.
Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Câu 2. Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
- Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.
- Các vật được đưa ra để so sánh: con đỉa, cái đòn câu, quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn đều là những sự vật tầm thường, bé nhỏ không tương xứng với tầm vóc to lớn khoáng đạt của con voi.
→ Thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp của các ông thầy bói.
Câu 3. Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão phải ra biển năm lần để cầu xin. Mỗi lần như vậy biển xanh được miêu tả mỗi khác hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm lần miêu tả.
Lần 1 xin cái máng lợn: biển xanh gợn sóng êm ả.
Lần 2 xin ngôi nhà mới: biển xanh đã nổi sóng.
Lần 3 xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân: biển xanh nổi sóng dữ dội.
Lần thứ 4 xin cho vợ làm nữ hoàng: biển xanh nổi sóng mù mịt.
Lần thứ 5 xin cho vợ làm Long Vương: một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
- Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến từ gợn sóng → Nổi sóng.
- Hình ảnh của những con sóng mỗi lúc một thay đổi: Sóng êm ả → dữ dội → mù mịt → ầm ầm.
- Ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi ngày càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.
Câu 4. Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có lại trở về không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện qua cách dùng các tính từ và cụm danh từ như thế nào?
- Cái máng lợn đã sứt mẻ → một cái máng lợn mới → cái máng lợn sứt mẻ.
- Một túp lều nát → một ngôi nhà đẹp → một toà lâu đài to lớn → một cung điện nguy nga → túp lều nát ngày xưa.
→ Ở phần a là sự thay đổi ở các tính từ: Sứt mẻ → mới → sứt mẻ.
⇒ Ở phần b là sự thay đổi ở các danh từ và tính từ: túp lều → ngôi nhà → lâu đài → cung điện → túp lều
- Hình ảnh đầu - cuối giông nhau
→ kết cấu vòng tròn (từ không → có rồi trở về → không)
4. Hỏi đáp về bài Tính từ và cụm tính từ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.