YOMEDIA
NONE

Soạn bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo bài soạn Trình bày về một cảnh sinh hoạt dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói về một vấn đề trước tập thể lớp học. Chúc các em có một tiết học thật thú vị nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Yêu cầu khi trình bày một cảnh sinh hoạt

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt. 

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể...). 

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt. 

- Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động,... 

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả. 

- Cấu trúc bài nói gồm ba phần: 

+ Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt. 

+ Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí. 

+ Kết bài: Phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

1.2. Các bước trình bày một cảnh sinh hoạt

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Bước 3: Luyện tập và trình bày

- Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

2. Soạn bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt

Câu hỏi: Em hãy trình bày các bước chi tiết khi trình bày về một cảnh sinh hoạt.

Trả lời:

a. Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói:

- Em có thể sử dụng những đề tài đã được gợi ý ở phần viết.

- Cùng với việc xác định đề tài, em cần xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

- Sử dụng các ý đã tìm trong bài viết tả lại một cảnh sinh hoạt.

- Sử dụng dàn ý đã lập cho bài viết tả lại một cảnh sinh hoạt.

c. Bước 3: Luyện tập và trình bày:

Khi luyện tập và trình bày, em nên:

- Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn. (Chẳng hạn: đưa ra một tấm ảnh, một bức tranh, một câu thơ, lời hát,... liên quan đến cảnh sinh hoạt để mở đầu bài nói);

- Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói;

- Lựa chọn cách nói tự nhiên, phù hợp;

- Phân bố thời gian nói hợp lí.

d. Bước 4: Trao đổi, đánh giá:

- Trong vai trò người nói: Cần tập trung ghi nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và có những phản hồi thỏa đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người nghe.

- Trong vai trò người nghe: Có thể nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc để người trình bày bổ sung những chi tiết về canrhh sinh hoạt mà người nói chưa gợi tả rõ.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Trình bày về một cảnh sinh hoạt.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy soạn đầy đủ một bài thực hành nói trước tập thể về một cảnh sinh hoạt mà em chứng kiến.

Trả lời:

Chiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.

Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa - lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa - cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng - một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.

Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:

- Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…

Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi.

Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.

Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

div id="5">

5. Một số văn mẫu bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 CTST

Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON