YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 56) - Ngữ Văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 56) thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em học sinh nhận diện và phân tích được trạng ngữ, giải thích được nghĩa của từ. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 56) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).

- Trạng ngữ dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức… của sự việc được nói đến trong câu.

- Các loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện.

1.2. Nghĩa của từ

- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: Sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

- Từ sẽ có hai mặt: Hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau tác động qua lại lẫn nhau.

- Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, bộ óc con người. Trong nhận thức của con người có sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.

- Nghĩa của từ rất đa dạng.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 56)

Câu 1. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:

a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.

b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.

c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.

Trả lời:

a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ

b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Giờ đây

c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Dù có ý định tốt đẹp

Câu 2. Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.

b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

Trả lời:

a.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Mẹ còn nói: “Người ta cười chết”.
  • Sự khác nhau: Mất đi sự liên kết với câu văn trước đó.

b.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Mọi người giống nhau nhiều điều lắm
  • Sự khác nhau: Không nêu rõ không gian được nhắc đến.

c.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
  • Sự khác nhau: Không nêu rõ được sự tương phản của vấn đề được nhắc đến.

Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

a. Hoa đã bắt đầu nở.

b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.

Trả lời:

a. Hoa đã bắt đầu nở.

=> Thêm trạng ngữ: Vào mùa xuân, hoa đã bắt đầu nở.

b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

=> Tháng này, tuy công việc của bố rất bận rộn, nhưng bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước

c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.

=> Mẹ rất lo lắng cho tôi chỉ vì tôi đã phải nghỉ học một tuần liền vì sốt cao. 

Câu 4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

Chung sức chung lòng có nghĩa là:

- Nhất trí

- Đoàn kết

- Quyết tâm cao độ.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Mười phân vẹn mười có nghĩa là:

- Tài giỏi

- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

- Đẩy đủ, toàn diện.

Trả lời:

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

=> Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

=> Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết.

Câu 5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị .

b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ , sinh động biết bao.

c. Người ta thường nói học trò “ nghịch như quỷ ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!

Trả lời:

a. Thua em kém chị: không được bằng em bằng chị, kém hơn với mọi người.

b. Mỗi người một vẻ: khác nhau, không ai giống ai.

c. Nghịch như quỷ: nghịch ngợm, hay bày trò

Các em có thể tham khảo bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Trang 56) để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian, nguyên nhân, chỉ mục đích.

Trả lời:

- Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

- Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

- Câu có trạng ngữ chỉ mục đích: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh. 

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 56) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF