Khi đọc bài thơ Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của những câu chuyện cổ của đất nước. Chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chắc hẳn trong trí nhớ của mỗi người đều văng vẳng lời kể của người bà, người mẹ. Để hiểu hơn về bài thơ này, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Chuyện cổ nước mình dưới đây! Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Chuyện cổ nước mình tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc...
2. Soạn bài Chuyện cổ nước mình
Câu 1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Trả lời:
Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
Câu 2. Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"?
Trả lời:
- Câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình" có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.
Câu 3. Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "Thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Câu thơ "Thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện.
Câu 4. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
- Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chuyện cổ nước mình.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ nước mình.
Trả lời:
Đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi ra những giá trị nhân văn mà các câu chuyện dân gian đã gợi ra. Kho tàng truyện cổ của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. Đoạn thơ, bài thơ bằng thể thơ lục bát, hình ảnh giản dị, gần gũi đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có... bởi vậy mà bài thơ đã tạo được sức sống lâu bền qua biết bao thế hệ độc giả.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện cổ nước mình
Bài soạn Chuyện cổ nước mình đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có. Để hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện cổ nước mình dưới đây:
5. Hỏi đáp về bài Chuyện cổ nước mình Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.