YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 1) - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 1) thuộc sách Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em học sinh nắm được khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy. Từ đó, các em có thể dễ dàng nhận diện được các từ loại này. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 1) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm về từ đơn, từ ghép và từ láy

- Từ đơn: Là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

- Từ ghép: Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 

- Từ láy: Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.

1.2. Phân loại từ ghép và từ láy

- Dựa và đặc điểm của từ ghép mà người ta phân từ ghép thành 2 loại: Đẳng lập, chính phụ:

+ Từ ghép chính phụ.

+ Từ ghép đẳng lập.

- Từ láy được chia làm 2 loại:

+ Từ láy bộ phận.

+ Từ láy toàn bộ.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 1)

Câu 1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:

a. Sứ giả/ vừa/ kinh ngạc,/ vừa/ mừng rỡ,/ vội vàng/ về/ tâu/ vua (Thánh Gióng)

b. Từ/ ngày/ công chúa/ bị/ mất tích,/ nhà vua/ vô cùng/ đau đớn (Thạch Sanh)

Trả lời:

a.

- Các từ đơn: vừa, về, tâu, vua

- Các từ ghép: sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.

- Các từ láy: vội vàng

b.

- Các từ đơn: từ, ngày, bị,

- Các từ ghép: công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng

- Các từ láy: đau đớn

Câu 2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

(làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp)

Trả lời:

- Ghép các yếu tố đồng nghĩa: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

- Ghép các yếu tố trái nghĩa: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái.

Câu 3. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp

(bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm)

Trả lời:

- Yếu tố phụ trong mỗi từ ghép thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh.

- Các nhóm thích hợp:

  • Nguyên liệu làm bánh: bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm
  • Cách chế biến bánh: bánh nướng
  • Hình dáng của bánh: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc
  • Tính chất của bánh: bánh xốp

Câu 4. Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

- Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cảnh cây, thổi sáo cho đàn bò gặm có. (Sọ Dừa)

Trả lời:

- Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

- Gợi tả âm thanh: véo von.

Câu 5. Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.

Trả lời:

Xưa lắm rồi, ở huyện Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Mặc dù gia cảnh khốn khó nhưng họ vẫn sống lương thiện, hay giúp đỡ mọi người. Điều đó khiến Ngọc Hoàng cảm động liền sai thái tử xuống đầu thai làm con. Người vợ từ đó mang thai nhưng mấy năm rồi vẫn chưa sinh. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau này, người vợ mới sinh được một cậu con trai. Chẳng bao lâu, người mẹ cũng qua đời. Cậu bé sống một mình trong túp lều cũ kĩ dưới gốc đa. Người dân trong làng gọi cậu là Thạch Sanh. Món đồ quý giá nhất của cậu là chiếc búa cha để lại.

(Truyện Thạch Sanh)

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 1). Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Bài 1)

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Trả lời:

- Các từ láy là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

- Đây đều là các từ láy phụ âm đầu.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 1) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON