Hướng dẫn soạn bài chữa lỗi dùng từ giúp các em nhận ra một số lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm cùng cách chữa lỗi dùng từ thông qua việc phân tích những ví dụ cụ thể. Ngoài ra, bài soạn còn giúp các em giải quyết các dạng bài tập 1 và 2 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em học sinh có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp, nắm vững kiến thức trọng tâm bài học.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Lặp từ
- Lặp từ là gì?
- Cách khắc phục lỗi lặp từ
- Ví dụ minh họa
1.2. Lẫn lộn các từ gần âm
- Nguyên nhân
- Cách khắc phục lỗi dùng lẫn lộn giữa các từ gần âm với nhau
- Ví dụ minh họa
2. Soạn bài Chữa lỗi dùng từ
2.1. Lặp từ
Câu 1. Gạch chân dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu dưới đây
a) "Gậy tre, chông tre chông lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh., giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu".
("Cây tre Việt Nam" của Thép Mới)
b) "Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian".
- Những từ ngữ lặp lại giống nhau
- Ví dụ a
- "Tre": Lặp lại 7 lần
- "Giữ": Lặp lại 4 lần
- "Anh hùng": Lặp lại 2 lần
- Ví dụ b
- "Truyện dân gian": Lặp lại 2 lần
- Ví dụ a
Câu 2. Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác với việc lặp từ ở ví dụ b?
- Việc lặp từ ở ví dụ a và b là hoàn toàn khác nhau
- Ví dụ a: Tạo ra nhịp điệu hài hòa, liên kết chặt chẽ cho đoạn văn xuôi dòng chất thơ → Có dụng ý nhấn mạnh và làm tăng tính biểu cảm ⇒ Đây là phép lặp từ.
- Ví dụ b: Việc lặp lại như vậy khiến câu văn lủng củng, nhàm chán, lặp không cung cấp thông tin mới → Thể hiện sự rườm rà ⇒ Lỗi lặp từ.
- Ví dụ a: Tạo ra nhịp điệu hài hòa, liên kết chặt chẽ cho đoạn văn xuôi dòng chất thơ → Có dụng ý nhấn mạnh và làm tăng tính biểu cảm ⇒ Đây là phép lặp từ.
Câu 3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.
- Chữa lỗi
- Bỏ 1 ngữ "Truyện dân gian" và đảo cấu trúc (sắp xếp lại từ ngữ)
- Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.
2.2. Lẫn lộn các từ gần âm
Câu 1. Trong hai câu sau, những từ nào dùng không đúng?
a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh.
b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
- Từ dùng không đúng của hai câu trên là: "thăm quan", "nhấp nháy".
Câu 2. Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
- Nguyên nhân: Do lẫn lộn với các từ gần âm
- Tham quan → thăm quan
- Bộ ria mép thì không thể nhấp nháy mà phải mấp máy.
Câu 3. Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng
- Sửa lại
- Câu a: Ngày mai chúng em sẽ đi tham quan ở Viện bảo tàng của tỉnh.
- Câu b: Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữa lỗi dùng từ.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:
a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
- Lược bỏ từ trùng lặp
- Câu a
- Lược bỏ những từ: "bạn", "ai", "cũng", "rất", "lấy làm", "bạn", "Lan"
- Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
- Câu b
- Lược bỏ cụm từ: "câu chuyện ấy"
- Sửa lại
- Thay "câu chuyện ấy" bằng "chuyện ấy"
- Thay "nhân vật ấy" bằng đại từ thay thế "họ"
- Thay "những nhân vật ấy" bằng "những người"
- Câu sửa hoàn chỉnh: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là nhwungx người có phẩm chất đạo đức tốt.
- Câu c
- Lược bỏ từ: "lớn lên" vì nghĩa của từ này trùng với nghãi của từ "trưởng thành"
- Sửa lại: Qúa trình vượt núi cao cũng là quá trình trưởng thành của con người.
- Câu a
Câu 2. Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì?
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c) Vùng này có khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái.
- Sửa lại
- Câu a: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
- Câu b: Có một số bàng quan với lớp.
- Câu c: Vùng này có khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái.
- Nguyên nhân sai
- Ở cả ba câu trên, nguyên nhân sai do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
- Câu 1. Thay "linh động" bằng "sinh động"
- Câu 2: Thay "bàng quang" bằng "bàng quan"
- Câu 3: Thay "thủ tục" bằng "hủ tục".
- Ở cả ba câu trên, nguyên nhân sai do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
4. Hỏi đáp về bài Chữa lỗi dùng từ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.