YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập văn miêu tả - Ngữ văn 6

Qua phần hướng dẫn Ôn tập văn miêu tả, các em sẽ nắm vững yêu cầu cơ bản của một bài văn miêu tả. Đồng thời, biết nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả với đoạn văn tự sự.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Đặc điểm cơ bản

Đối tượng được miêu tả Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả Bố cục bài văn miêu tả

- Tả người

+ Tả chân dung;

+ Tả người trong hoạt động, hoạt động.

- Tả cảnh

- Phải có các kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh, các nội dung miêu tả theo một trật tự nhất định.

Thường có ba phần:

- Mở bài: giới thiệu cảnh hoặc người được tả (nói một cách khái quát, chung nhất);

- Thân bài: Tả chi tiết đối tượng được miêu tả (cảnh vật hoặc con người, hay cả cảnh và người) theo một thứ tự nhất định;

- Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ về cảnh hoặc ngưởi đã tả.

1.2. Đặc điểm của văn tả người và văn tả cảnh

Tả người Tả cảnh

1. Yêu cầu chung

- Xác định rõ đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong trạng thái hoạt động)

- Quan sát, lựa chọn các chi tiết

1. Yêu cầu chung

- Chọn vị trí thích hợp để quan sát cảnh vật (quan sát từ xa đến gần, từ bao quát toàn cảnh đến cụ thể chi tiết từng bộ phận).

- Lựa chọn những nét nổi bật, đặc sắc của cảnh vật; hoặc những nét gợi ra được kỉ niệm thân thiết đáng nhớ về cảnh vật.

2. Bố cục của bài văn tả người

- Mở bài: Giới thiệu người được tả (người đó là ai? quan hệ với em thế nào?)

- Thân bài: Miêu tả hi tiết:

+ Về hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu; tả chi tiết về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, nước da...;

+ Về tính tình: Thể hiện qua lời nói, cử chỉ, việc làm, thái độ.

- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về người được tả.

2. Bố cục của bài văn tả cảnh

- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả (ở đâu? vào lúc nào? vào dịp nào?...)

- Thân bài:

+ Tả bao quát toàn cảnh (những nét chung, nổi bật);

+ Tả từng cảnh (bộ phận) theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về cảnh vật.

1.3. Phân biệt đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả

Đoạn văn tự sự Đoạn văn miêu tả

- Hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể

- Hành động kể thường trả lời cho các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó đã diễn ra thế nào? Ở đâu? Kết quả ra sao?

- Hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động tả.

- Hành động tả thường trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh (hoặc người, loài vật, đồ vật) đó như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật, được thể hiện bằng hình ảnh, chi tiết nào?

2. Soạn bài Ôn tập văn miêu tả

Câu 1. Đây là một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?

Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

(Nguyễn Tuân)

Gợi ý:

  • Đoạn văn của Nguyễn Tuân hay và độc đáo nhờ các yếu tố:
    • Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
    • Có những liên tưởng so sánh, nhận xét độc đáo: mặt trời - trứng, chân trời, ngấn bể sạch - tấm kính lau hết mây bụi, cảnh bình minh - mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh.
    • Có vốn ngôn ngữ giàu có, miêu tả cảnh vật một cách sống động, sắc sảo: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi, mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên; chân trời màu ngọc trai.
    • Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người tả đối với đối tượng được tả.

Câu 2. Nếu tả cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?

Gợi ý:

Mở bài: Nêu như thế nào? Thân bài: Tả cụ thể những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, nổi bật gì? Em định tả theo thứ tự như thế nào? Kết bài: Đầm sen gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

  • Mở bài: Nêu quang cảnh chung về cảnh một đầm sen đang mùa sen nở.
  • Thân bài: Tả cụ thể những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, nổi bật của đầm sen đang màu sen nở.
    • Cảnh sắc chung của đầm sen.
    • Miêu tả chi tiết:
      • Lá sen toả rộng, xanh rờn.
      • Những nụ sen đua nhau nở, khoe bộ cánh phớt hồng tươi tắn dưới nắng mai.
      • Hương sen thơm ngào ngạt bay toả khắp không gian.
      • Đài sen, nhị sen mũm mĩm rung rinh trong gió ...
    • Tả hồ sen ở nhiều thời điểm khác nhau: lúc sáng sớm, giữa trưa nắng, lúc hoàng hôn buông xuống.
    • Có thể tả hoạt động của con người trên hồ sen: hái hoa, ướp trà, chụp ảnh cùng với hoa.
  • Kết bài: Đầm sen gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc:
    • Đứng trước đầm sen nở, tâm hồn con người trở nên thanh thoát, một cảm giác nhẹ nhàng ùa đến bên con người thật dễ chịu biết bao.

Câu 3. Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?

Gợi ý:

  • Để miêu tả một em bé ngay thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói các em có thể lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc:
    • Đôi mắt ngây thơ;
    • Nước da trắng hồng;
    • Chân tay bụ bẫm;
    • Dáng đi lẫm chẫm;
    • Nói bi bô...
  • Về thứ tự miêu tả, có thể có ba phần sau:
    • Tả chung về em bé (chú ý làm nổi bật cái dáng bụ bẫm, cái vẻ ngây thơ);
    • Tả em bé đang tập đi (đi lẫm chẫm...);
    • Tả em bé đang tập nói (nói bi bô).

Câu 4. Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Buổi học cuối cùng của A. Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự. Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên.

Gợi ý:

  • Có thể căn cứ vào hành động chính mà tác giả dùng trong đoạn văn: hành động tả hay kể để nhận ra đâu là đoạn văn tự sự, đâu là đoạn văn miêu tả. Nếu kể là văn tự sự, nếu tả là văn miêu tả.
    • Hành động kể trả lời cho các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? Ở đâu? Kết quả như thế nào?
    • Hành động tả trả lời cho các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh (hoặc người, con vật) đó như thế nào? Có gì đặc sắc, nổi bật? (bằng hình ảnh chi tiết nào?)
  • Các em tự chọn những hình ảnh có lối nói ví von, so sánh trong hai đoạn văn tìm được.

Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập văn miêu tả.

3. Hỏi đáp về bài Ôn tập văn miêu tả

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF