Qua phần hướng dẫn Ôn tập truyện và kí, các em sẽ ôn tập lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của các văn bản truyện - kí đã học trong chương trình. Đồng thời cũng nắm vững hơn những kiến thức về thể loại truyện và kí.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Hệ thống hóa nội dung, nghệ thuật các văn bản truyện kí hiện đại đã học
1.2. Đặc điểm của truyện và kí
-
Giống nhau:
- Đều thuộc phương thức tự sự, tức là tái hiện lại bức tranh đời sống bằng cách kể và tả là chính.
- Có lời kể, có người kể chuyện với cái nhìn thái độ.
- Khác nhau:
- Truyện:
- Phần lớn dựa vào tưởng tượng, sáng tạo của tác giả.
- Có cốt truyện, có nhân vật.
- Kí:
- Kể về những gì có thực, đã từng xảy ra.
- Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
- Truyện:
2. Soạn bài Ôn tập truyện và kí
Câu 1. Trong các bài từ 18 đến 22 và 25, 26, 27 chúng ta đã học cac tác phẩm truyện (hoặc trích đoạn truyện) và kí hiện đại. Em hãy đọc lại các tác phẩm đó rồi làm bảng kê.
Gợi ý:
STT | Tên VB (đoạn trích) | Tác giả | Thể loại (T/g sáng tác) | Nội dung |
1 | Bài học đường đời đầu tiên(trích: Dế Mèn phiêu lưu kí) | Tô Hoài (1920) | Truyện đồng thoại (1941) |
- Dế Mèn tự tả chân dung. - Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn ân hận rút ra bài học đường đời đầu tiên. |
2 | Sông nước Cà Mau (trích chương 18 Đất rừng phương Nam) | Đoàn Giỏi (1925-1989) | Truyện dài (1957) | - Cảnh sắc phong phú vùng sông nước Cà Mau và cảnh chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập. Chợ họp ngay trên sông. |
3 | Bức tranh của em gái tôi | Tạ Duy Anh (1959) | Truyện ngắn (1999) | - Tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh trai vượt lên lòng tự ái, đố kị, tự ti của bản thân. |
4 | Vượt thác (trích chương 11 Quê nội) | Võ Quảng (1920-2007) | Truyện dài (1974) |
- Tả lại hành trình vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. - Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên và con người lao động trên nền cảnh ấy. |
5 | Buổi học cuối cùng | An-phông-xơ-đô-đê (1840-1897) | Truyện ngắn (Cuối thế kỉ 19) | - Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Hình ảnh thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. |
6 | Cô Tô (trích tùy bút Cô Tô) | Nguyễn Tuân (1910-1987) | Kí (1976) | - Vẻ tươi sáng, phong phú của cảnh thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo. |
7 | Cây tre Việt Nam | Thép Mới (1925-1991) | Kí 1955 | - Tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu và là biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam. |
8 | Lòng yêu nước (Trích bài báo Thử lửa) | I-li-a Ê-ren Bua (Nga) | Thùy bút chính luận (1942) | - Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi từ tình yêu gia đình, quê hương... lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. |
9 | Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) | Duy Khán (1934-1995) | Hồi kí tự truyện (1985) | - Miêu tả bức tranh làng quê vào hè sôi động của thế giới các loài chim. |
Câu 2. Chép lại tên các tác phẩm (hoặc đoạn trích) và thể loại vào bảng theo mẫu trong SGK, đánh dấu × vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy có yếu tố đó.
Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét: Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và ký.
Gợi ý:
Tên văn bản | Thể loại | Cốt truyện | Nhân vật | Nhân vật kể chuyện |
Bài học đường đời đầu tiên | Truyện | x | x | Dê Mèn |
Sông nước Cà Mau | Truyện | Tác giả | ||
Bức tranh của em gái tôi | Truyện | x | x | Người anh |
Vượt thác | Truyện | x | x | Tác giả |
Buổi học cuối cùng | Truyện | x | x |
Phrăng |
Cô Tô | Kí | x | Tác giả | |
Cây tre Việt Nam | Kí | Người kể giấu mặt | ||
Lao xao | Kí | x | Tác giả |
- Yếu tố thường có chung ở cả truyện và ký là nhân vật kể chuyện. Điều này cho ta thấy các thể truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự. Đó là phương thức thức tái hiện cuộc sống một cách khách quan bằng tả và kể là chính, qua lời kể của người kể chuyện trong tác phẩm.
Câu 3. Những tác phẩm được học đã để lại cho em cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
Gợi ý:
- Đọc những truyện - kí như Sông nước Cà Mau; Vượt thác... chún ta không khỏi tự hào, yêu mến vẻ đẹp phong phú, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của những vùng đất trên Tổ quốc Việt Nam ta. Những bài văn đã tái hiện trước mắt ta bức tranh sinh động, kì thú về những vùng đất ta chưa từng đặt chân tới.
- Bên cạnh đó, ta cũng nhận ra rằng xung quanh ta có biết bao con người bình dị nhưng mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, cao quý như dượng Hương Thư, anh hùng Châu Hòa Mãn, cô em gái trong Bức tranh của em gái tôi, hay đó là thầy Ha-men, chú bé Phrăng, những người dân Nga yêu nước.
- Những truyện - kí đã học không chỉ khơi dậy trong ta niềm mến yêu cảnh sắc, con người mà bằng việc thể hiện những nét bình dị trong cuộc sống, nét sinh hoạt khỏe khoắn vui tươi... đã truyền cho chúng ta niềm phấn khởi, niềm tin vào cuộc sống.
Câu 4. Trong những tác phẩm được học nhân vật nào em thích, phát biểu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ấy.
Gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm "Buổi học cuối cùng" và vị trí của nhân vật thầy giáo Ha-men.
2. Thân bài
- Thầy giáo Ha-men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng:
- Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng → chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao - ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.
- Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường.
- Thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình mà trong đó chứa đựng cả sự ân hận của bản thân.
- Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc:
- Thầy Ha-men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp → Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước.
- Người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc đối với chủ quyền dân tộc.
3. Kết bài
- Khái quát lại cảm nghĩ về nhân vật thầy giáo Ha-men.
Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập truyện và kí.
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập truyện và kí
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.