Thông qua bài soạn giúp các em nắm được đặc điểm của thơ năm chữ và củng cố lại các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền và vần cách... Đồng thời, bài soạn giúp các em giải quyết các bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
- Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định.
- Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
- Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả.
2. Soạn bài Thi làm thơ năm chữ
2.1. Chuẩn bị ở nhà
Câu 1. Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mông
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng…
(Minh Huệ)
Đoạn 2:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tài giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắt ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
(Vũ Đình Liên)
Đoạn 3:
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
(Chế Lan Viên)
a) Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ.
b) Ngoài ra các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó và nhận xét về đặc điểm của chúng.
Gợi ý:
a) Từ các đoạn thơ trên, ta có thể rút ra đặc điểm của thơ năm chữ:
- Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
- Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3
- Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.
- Số câu cũng không hạn định
- Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
b) Đoạn thơ năm chữ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục ... cục ... tác cục ta
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
- Nhịp: 2/3
- Vần:
- Cách, trắc, lưng: xa - ta
- Liền bằng, chân: nhỏ - ổ
Câu 2. Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ
a) Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ sau:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót
(Trần Hữu Thung)
b) Hãy làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần, nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.
Gợi ý:
- Các em làm bài theo cá nhân.
- Lưu ý:
- Khi mô phỏng hoặc bứt chước cần chú ý:
- Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
- Vần:
- Cách, trắc: tỏ - cỏ
- Cách, bằng, lưng: vàng - càng
- Liền bằng, chân: xanh - lanh
- Khi mô phỏng hoặc bứt chước cần chú ý:
2.2. Thi làm thơ năm chữ (làm tại lớp)
Câu 1. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà.
Câu 2. Trao đổi theo nhóm (tổ) về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm (tổ).
Câu 3. Mỗi nhóm (tổ) cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm (tổ) mình trước lớp.
Câu 4. Cả lớp tham gia cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá và xếp loại.
Để củng cố hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm
bài giảng Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ.
3. Hỏi đáp về bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.