Bài soạn Cây khế nằm trong chương trình mới - Kết nối tri thức dưới đây kể về câu chuyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. Bên cạnh đó, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêmSoạn bài Cây khế tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.
1.2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Cái kết xây dựng có hậu phù hợp với thể loại truyện cổ tích.
2. Soạn bài Cây khế
2.1. Trước khi đọc
Câu hỏi: Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.
Trả lời:
- Tôi đang ở trên một hòn đảo rất xa với đất liền. Hòn đảo chắc hẳn rất rộng lớn. Càng đi sâu vào trong đảo, tôi phát hiện ra nhiều điều thú vị. Những loại cây có hình dáng kì lạ mà tôi chưa hề biết đến. Những loài vật nhỏ bé nhưng rất đáng yêu…
2.2. Đọc văn bản
Câu 1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Thời gian: ngày xửa ngày xưa.
- Địa điểm: ở một nhà kia.
=> Thời gian và địa điểm không xác định, đây là mô típ chung của các truyện cổ tích dân gian.
Câu 2. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trả lời:
- Chim ăn quá nhiều sẽ hết mất quả khế. Người vợ đứng đợi con chi ăn khế xong, liền cầu xin nó không ăn khế nữa.
Câu 3. Một hang lớn đầy vàng, kim cương, thủy tinh, hổ phách trông thế nào?
Trả lời:
- Tưởng tượng: Hang động rất rộng lớn, lại lấp lánh ánh sáng của vàng, kim cương…
Câu 4. Cái túi của vợ chồng người anh sẽ gây ra điều gì?
Trả lời:
- Cái túi của vợ chồng người anh sẽ gây ra tai họa vì nó quá to, vượt quá sức nặng mà con chim có thể chở được.
2.3. Sau khi đọc
Câu 1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện?
Trả lời:
- Cây khế là một trong những câu truyện cổ tích Việt nam được nhiều người yêu thích, đây là một trong những bài học giáo dục cho con người. Với những yếu tố thần kỳ đưa vào câu truyện, tác giả dân gian muốn đem đến một bài học nhẹ nhàng cho con người về tình yêu thương cho gia đình, sự lương thiện, thật thà.
- Trong truyện, em thích nhất chi tiết: Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.
Câu 2. Hãy tóm tắt chuyện Cây khế.
Trả lời:
- Tóm tắt chuyện Cây khế: Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.
Câu 3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.
Trả lời:
- Các từ ngữ chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa, nhà nọ, hang sâu.
Câu 4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?
Trả lời:
- Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo.
- Nguyên nhân: Con chim có những đặc điểm khác thường như biết nói tiếng người, thân hình to lớn.
Câu 5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?
Trả lời:
- Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, cũng có câu như thế "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Đây là câu nói của chim thần.
Câu 6. Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?
Trả lời:
- Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu. Đó là hòn đảo xa có rất nhiều vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết li kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.
Câu 7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.
Trả lời:
- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ. Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.
-> Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.
- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện. Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình.
-> Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".
Câu 8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?
Trả lời:
- Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.
- Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cây khế.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể về kết thúc đó.
Trả lời:
- Người anh bị ngọn sóng cuốn đi. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên một hòn đảo hoang. Tay nải đựng vàng bạc, châu báu đã bị sóng đánh đi xa. Hắn kêu gào thảm thiết nhưng không có một tiếng trả lời. Người anh không còn cách nào, liền đánh liều đi về phía khu rừng. Lang thang nhiều ngày trong rừng, người anh phải ăn quả dại, uống nước suối để tiếp tục sống. Hắn cảm thấy hối hận vì lòng tham của mình, nhưng đã quá muộn.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Cây khế
Truyện Cây khế thuộc sách Kết nối tri thức là câu chuyện cổ tích hay mang đến người đọc về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. Để cảm nhận được những bài học ý nghĩa này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Cây khế dưới đây:
- Kể lại truyện Cây khế bằng lời văn của em
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cây khế
- Đóng vai người anh kể lại truyện Cây khế
- Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế
5. Hỏi đáp về bài Cây khế Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.