YOMEDIA
NONE

Soạn bài Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê - Ngữ văn 6

Qua bài soạn giúp các em cảm nhận được tâm trạng của hai nhân vật chính là Phrăng và thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nghệ thuật

  • Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.

  • Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.

  • Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.

  • Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.

  • Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.

1.2. Nội dung

  • Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

2. Soạn bài Buổi học cuối cùng

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Câu chuyện được kể ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?

  • Hoàn cảnh kể chuyện
    • Hoàn cảnh rộng
      • Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử
        • Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1874) nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren cho nước Phổ (Phổ là một nước chuyên chế trong lãnh thố của nước Đức trước đây)
        • Các trường học ở đây bị buộc học bằng tiếng Đức.
    • Hoàn cảnh hẹp: Truyện được kể từ một buổi đi học muộn của cậu bé Phrăng trong buổi cuối cùng học tiếng Pháp.
  • Địa điểm: Câu chuyện xảy ra tại một ngôi trường làng thuộc vùng An-dát nước Pháp.
  • Ý nghĩa của tên truyện "Buổi học cuối cùng".
    • Gợi lên sự nuối tiếc xót xa.
    • Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp cũng là buổi học của một dân tộc mất nước, mất quyền được học tiếng nói của dân tộc mình.

Câu 2. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa, trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

  • Ngôi kể câu chuyện
    • Truyện được kế theo lời của cậu bé Phrăng - (ngôi thứ nhất).

→ Cách kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.

⇒ Câu chuyện càng thêm ý nghĩa.

  • Các nhân vật trong truyện
    • Ngoài cậu bé Phrăng trong truyện còn có nhiều nhân vật khác như
      • Thầy Ha-men
      • Bác phó rèn Oát-sơ
      • Cụ Hô-de
      • Bác phát thư
      • Các bạn học sinh trong lớp
      • Nhiều dân làng khác.
  • Trong số tất cả nhân vật kể trên, ấn tượng nhất, nổi bật và xúc động nhất đối với người đọc là nhân vật thầy giáo Ha-men.

Câu 3. Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có rất nhiều sự khác lạ, từ con đường đến quang cảnh sân trường nó giống như sự im lặng trước dông bão.

  • Sự khác lạ trên đường tới trường
    • Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
    • Mặc dù đã muộn giờ học nhưng bác phó rèn Oát-sơ lại bảo với cậu: “Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc này cũng vẫn còn sớm”.
    • Lính Phổ đang tập trận sau xưởng cưa.
  • Sự khác lạ quang cảnh ở trường
    • Không còn tiếng “ồn ào như vỡ chợ vang tận ngoài phô”.
    • Mọi việc đều hết sức bình lặng giống y như một buổi sáng chủ nhật.
    • Phrăng đi trễ nhưng thầy giáo lại bảo với giọng rất nhẹ nhàng: “Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con”.
    • Thầy giáo mặc áo quần rất trang trọng khác bình thường: Áo rơ-đanh-gốt... đội mũ bằng lụa đen thêu.
    • Thành phần tham dự lớp học cũng khác: Có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu.
    • Giọng nói của thầy Ha-men vô cùng xúc động trang nghiêm.

→ Tất cả những điều đó báo hiệu đây là một buổi học không bình thường, một biến cố trọng đại sắp sửa xảy ra.

Câu 4. Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng.

  • Những thay đổi về ý nghĩ và tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng:
    • Ngạc nhiên
      • Vì sự im lặng của lớp học
      • Vì thành phần tham dự có cả các cụ già trong làng và ai nấy đều rất buồn
      • Vì trang phục của thầy giáo và thái độ khác lạ của thầy.
    • Choáng váng: Không ngờ đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng.
    • Tiếc nuối ân hận
      • Vậy là chẳng bao giờ được học nữa.
      • Thấy tiếc những thời gian ham chơi trước đây của mình
      • Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.
    • Xấu hổ, tự giận mình: Vì không đọc thuộc bài trong giây phút thiêng liêng ấy “Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.
    • Kinh ngạc: Vì thấy sao mình hiểu bài đến thế, những qui tắc về phân tử trước đây đối với cậu thật khó khăn, thế mà giờ đây đôi với cậu “thật dễ dàng, dễ dàng”.
    • Tự hào khâm phục về thầy giáo: “Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến như thế”.

→ Điều làm nên sự thay đổi đó ở cậu bé Phrăng chính là tình yêu Tổ quốc mà cậu hiểu được sự thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

Câu 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng dã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này.

* Thầy giáo Ha-men là nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật này đã để lại cho độc giả ấn tượng sâu sắc, và được tác giả miêu tả ở rất nhiều phương diện khác nhau.

  • Trang phục
    • Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.
    • Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt
    • Đội mũ bằng lụa đen

→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.

  • Thái độ đôi với học sinh
    • Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn: “Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp bắt đầu học mà lại vắng mất con.”,  “Các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”.
    • Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình: “Thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết những “Chữ Rông” thật đẹp".
    • Thầy giảng bài say sưa mọi người im phăng phắc còn cậu bé thì chưa bao giờ chăm chú đến thế.

→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.

  • Những lời nói về việc học tiếng Pháp
    • Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù

→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

  • Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc
    • Cảnh kết thúc buổi học được miêu tả rất ấn tượng, hình ảnh thầy Ha-men đọng lại trong tâm hồn cậu bé Phrăng và mọi người thật đẹp, thật cao cả, lớn lao:
      • Thầy dường như kiệt sức: “người tái nhợt, giọng nói nghẹn ngào” → Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.
      • Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
      • Rồi đứng im đầu dựa vào tường

→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.

⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người.

  • Cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha-men
    • Đó là một thầy giáo có nhân cách lớn, có sức cảm hoá mãnh liệt
    • Tận tụy với nghề
    • Có tình yêu Tổ quốc lớn lao.

Câu 6. Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.

  • "Tiếng ồn ào như vỡ chợ".
    • So sánh ngang bằng: "như"

→ So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể.

  • "Quyển thánh sử dường như người bạn cố tri"
    • So sánh ngang bằng: "dường như"

→  So sánh vật giống như người.

  • "Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp"
    • So sánh ngang bằng

→ So sánh vật với vật.

  • "Những trò nhỏ cất tiếng đồng thanh đọc như hát bài BeBeBiBoBu"
    • So sánh ngang bằng

→ So sánh vật, âm thanh với âm thanh.

Câu 7. Ý nghĩa câu nói của thầy giáo Ha-men.

  • Lời của thầy giảo Ha-men
    • "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù".
  • Ý nghĩa
    • Tầm quan trọng của tiếng nói của một dân tộc, tiếng nói là linh hồn, là bản sắc của dân tộc, dân tộc mà để mất tiếng nói, dân tộc đó sẽ đánh mất nước.
    • Còn giữ tiếng nói, dân tộc đó còn có cơ hội để giành lại tự do.
    • Thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt, thiết tha.
    • Lời nói của thầy Ha-men là chân lí của cuộc sống.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Buổi học cuối cùng để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Kể tóm tắt lại truyện “Buổi học cuối cùng”.

Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.

Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 2. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

  • Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: Trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).
  • Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng).
  • Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Buổi học cuối cùng

Ý nghĩa sâu xa của truyện “Buổi học cuối cùng” là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước. Để thấy và cảm nhận sâu sắc được những điều thiêng liêng đó, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Buổi học cuối cùng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON