Bài soạn Bánh chưng, bánh giầy thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em thấy được sự đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Bánh chưng, Bánh giầy tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
1.2. Nghệ thuật
- Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo.
2. Soạn bài Bánh trưng, Bánh giầy
Câu hỏi: Khi đọc văn bản Bánh trưng, Bánh giầy cần lưu ý những gì?
Trả lời:
a. Hoàn cảnh và sự kiện được kể:
- Hoàn cảnh: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”.
- Sự kiện: Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra bánh chưng bánh giầy dâng lên vua cha để cúng tiên vương.
b. Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu
- Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.
- Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.”
c. Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi:
- Truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam.
- Đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Bánh trưng, Bánh giầy. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Bánh trưng, Bánh giầy.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em.
Trả lời:
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh được dùng nhiều nhất vào đầu năm mới. Ai cũng làm, hay là mua bánh để cúng ông bà tổ tiên, để đãi nhau, thưởng thức hương vị ngày Tết. Có thể thấy, hai loại bánh này rất nổi tiếng và mang hương vị, văn hóa của người Việt Nam. Chắc chắn rằng, khi mọi người đọc cổ tích cũng biết ngay đến chuyện bánh chưng, bánh giầy
Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng: “Trong các con,ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.” Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các hoàng tử ai ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là hoàng tử thứ mười tám trong tất cả các hoàng tử và chàng là người con duy nhất có đức tính hiền lành, hiếu thảo. Vì mẹ hoàng tử Lang Liêu qua đời sớm nên hoàng tử thiếu người chỉ dạy, vì vậy chàng rất lo lắng không biết làm thế nào để có được một món ăn ngon và ý nghĩa vào ngày Tết.
Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.
Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:
- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
(Sưu tầm)
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bánh trưng, Bánh giầy
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu về bài Bánh chưng, bánh giầy dưới đây:
5. Hỏi đáp về bài Bánh trưng, Bánh giầy Ngữ văn 6
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.