YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy nhưng các em có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy? Bài soạn Bánh chưng, bánh giầy dưới đây sẽ lí giải cho các em hiểu hơn về nguồn gốc của hai loại bánh này. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

1.2. Nghệ thuật

- Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.

- Lối kể chuyện dân gian:

+ Lối kể chuyện theo trình tự thời gian

+ Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu - phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng - nối ngôi vua - kết thúc có hậu.

2. Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.

Trả lời:

- Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy:

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a) Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
b) Thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
c) Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến. Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

- Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy:

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a) Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất. Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo.
b) Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. Gán với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.
c) Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bánh chưng, bánh giầy.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời:

Từ lâu, em đã rất thắc mắc về hai loại bánh: Bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết và sau khi tìm hiểu về truyền thuyết Bánh chưng, bánh Giầy em đã hiểu được ý nghĩa sâu sắc về hai loại bánh này. Truyện Bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa. Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó. Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ của mình về đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: Ở hiền gặp lành.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Để cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc về những truyền thống văn hóa từ xa xưa của dân tộc ta qua hai loại bánh: Bánh chưng, bánh giầy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Bánh chưng, bánh giầy dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Bánh chưng, bánh giầy Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON