Bài học Ôn tập (Bài 10) dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại nội dung chính những văn bản đã học trong Bài 10: Mẹ thiên nhiên. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học
- Thiên nhiên - Mẹ của muôn loài: Trái Đất là một hàng tinh xanh được mẹ thiên nhiên kiến tạo và nuôi dưỡng trong hàng triệu năm, tạo ra muôn loài sinh vật kể cả con người chúng ta.
- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro: Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro thể hiện sự gắn bó, lòng biết ơn của con người với những món quá quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
- Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ: Văn bản nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các hoạt động thực tiễn và ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới.
- Hai cây phong: Truyện gây xúc động với người đọc ở tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
1.2. Lưu ý khi viết văn bản thuyết minh thuật lại sự kiện
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
* Em có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:
- Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
- Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú để thuật lại.
- Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.
- Ví dụ: Lễ khai giảng bài giảng năm học, lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thôn xóm khu phố.
* Thu thập tư liệu:
- Tư liệu liên quan đến sự kiện mà em cần thuyết minh có thể thu thập từ những nguồn khác nhau:
- Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện mà em đã tham dự, chứng kiến.
b. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý: Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, em hãy ghi lại những gì xảy ra trong đầu như sau:
- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng.
- Cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện.
* Lập dàn ý: Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp Chúng theo một trình tự hợp lý, bằng cách:
- Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt có thể đã được em lưu giữ để đưa vào bài viết.
- Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu, hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với miêu tả, biểu cảm mức độ nào nào; hình ảnh, hoạt động nào trong lễ, hội là điểm nhấn;...
- Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.
- Dàn ý của bài văn thuật lại một sự kiện gồm 3 phần như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào,...).
+ Thân bài: Diễn biến của các hoạt động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không gian, quy mô của sự kiện. Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:
- Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.
- Sự việc. hoạt động mở đầu.
- Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
- Sự việc, hoạt động cuối cùng.
+ Kết bài: Hãy đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện.
c. Bước 3: Viết bài:
- Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.
d. Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm:
- Xem lại và chỉnh sửa.
- Sau khi viết xong bản thảo, em hãy tự kiểm tra, điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý sau:
+ Mở bài: Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội.
+ Thân bài:
- Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội.
- Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội.
- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.
- Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp.
+ Kết bài: Nêu ra được nhận xét, đánh giá, cảm nhận của người viết về sự kiện.
- Rút kinh nghiệm: Trước tiên, em tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời câu hỏi: Việc viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét, góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về một trong những văn bản đã học trong Bài 10: Mẹ thiên nhiên.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn văn bản em nắm rõ nội dung nhất.
- Cảm nhận của em có thể là: Yêu mến, thán phục,...
b. Lời giải chi tiết:
Chọn văn bản Hai cây phong:
Đoạn trích Hai cây phong với ngòi bút đậm chất hội họa đã truyền tải đến người đọc những giá trị nhân văn cao đẹp về thiên nhiên và tình cảm con người. Chất hội họa ở đây chính là đường nét phóng khoáng miêu tả chân thực cảnh vật, đất đai, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ…Đó còn là màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh. Nghệ thuật này đã khéo léo ca ngợi vẻ đẹp của hai cây phong. Giống như tác giả đã so sánh, hai cây phong cũng giống như ngọn hải đăng trên biển, là nơi mà chúng ta sẽ hướng về dẫu cho cuộc sống có đầy chông gai thử thách. Bởi đó là nhà, là tuổi thơ, là những gì đẹp đẽ, ấm áp nhất luôn thường trực trong trái tim của mỗi con người.
Bài tập 2: Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có ý nghĩa gì?
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại lý thuyết về văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
- Cuộc sống quanh ta hàng ngày diễn ra biết bao sự kiện đáng quan tâm. Nhưng vì nhiều lý do, rất nhiều sự kiện chúng ta không được tham gia hoặc chứng kiến. Kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sẽ giúp người viết chia sẻ với người đọc các thông tin và diễn biến của sự kiện mà mình đã tham gia hoặc chứng kiến.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Củng cố lại nội dung những văn bản đã học.
+ Nắm được các bước viết một văn bản thuyết minh thuật lại sự kiện.
Soạn bài Ôn tập (Bài 10)
Bài học Ôn tập (Bài 10) dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 10: Mẹ thiên nhiên. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:
Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 10) Ngữ văn 6
Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247