YOMEDIA
NONE

Lòng yêu nước - I-li-a Ê-ren-bua - Ngữ văn 6


Qua bài học, các em sẽ hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn Lòng yêu nước: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962)
  • Là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô (trước đây).
  • Là một nhà báo lỗi lạc.

b. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Bài văn được trích từ bài báo "Thử lửa" viết tháng 6/1942 trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945). 
  • Thể loại: Tuỳ bút - chính luận. 
  • Phương thức biểu đạt: Miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
  • Đại ý: Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
  • Bố cục: 2 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "lòng yêu tổ quốc": lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
    • Phần 2: (Còn lại): Biểu hiện lòng yêu nước trong chiến tranh.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Ngọn nguồn của lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. 
  • Tình yêu quê hương biểu hiện qua nỗi nhớ vẻ đẹp của mỗi vùng quê. 
    • Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng, dòng sông...
    • Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương. 
    • Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi. 
    • Người ở thành Lê-nin-grat: sương mù, dòng sông Nê-va rộng và đường bệ...
    • Người Mát-xcơ-va: phố cũ, phố mới, điện Krem-li.
  • Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.  

b. Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh

  • Trong cuộc chiến chống ngoại xâm số phận mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc nên nó được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt.
  • Tổng kết

    • Nghệ thuật:

      • Trình tự lập luận: Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước → Đưa ra những dẫn chứng làm rõ nhận định → Khái quát thành chân lí về lòng yêu nước.
      • Chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng vùng miền, miêu tả tinh tế, độc đáo bằng hệ thống từ ngữ giàu chất gợi hình, gợi cảm, bằng những liên tưởng, so sánh hợp lí.
    • Nội dung:

      • Làm sáng tỏ ngọn nguồn lòng yêu nước: lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật bình thường, từ lòng yêu gia đình, quê hương.

Bài tập minh họa

Ví dụ: 

Đề bài: Phân tích văn bản Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua

Gợi ý làm bài:

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả I-li-a Ê-ren-bua 
  • Giới thiệu về văn bản “Lòng yêu nước” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài

a. Ngọn nguồn của lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu,…
  • Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:
    • Vùng Bắc: cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng
    • U-crai-na: bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh
    • Xứ Gru-di-a: khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt.
    • Ở thành Lê-nin-grat: dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường
    • Mát-xcơ-va: phố cũ, phố mới, điệm Krem-li, tháo cổ,...
    • → Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.
    • → Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.
  • Lòng yêu nước được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê
    • → Lòng yêu nước là tình cảm có thực, chân thật và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người
    • → Chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước

b. Sức mạnh của lòng yêu nước

  • Được thử thách và khẳng định trong cuộc lửa đạn gay go của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
  • → Lòng yêu nước là một thứ giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được

3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
    • Nội dụng: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc
    • Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực,…

3. Soạn bài Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt khi học văn bản Lòng yêu nước, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Lòng yêu nước.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Lòng yêu nước

Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga. Để cảm nhận sâu sắc được những điều thiêng liêng mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF