YOMEDIA
NONE

Đọc mở rộng trang 97 - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Bài học Đọc mở rộng trang 97 dưới đây thuộc sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về văn bản thông tin và văn bản nghị luận. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm của văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận: Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

- Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Để văn bản thực sự có sức thuyết phuc, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

1.2. Ôn lại đặc điểm của văn bản thông tin

- Các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin:

+ Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...

+ Mỗi văn bản thông tin thường có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

- Văn bản đa phương tiện: Là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh,...

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài nghị luận sau: Sách là người bạn thân của con người.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về đặc điểm của văn bản nghị luận để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

* Mở bài:

- Không có gì thay thế được sách trong việc nâng cao giá trị đời sống trí tuệ và tâm hồn của mình.

* Thân bài:

- Sách giúp ta hiểu biết:

+ Những không gian, thế giới bí ẩn.

+ Những thời gian đã qua của lịch sử hoặc tương lai mai sau để ta hiểu thực tại.

- Sách văn học đưa ta vào thế giới tâm hồn con người:

+ Cho ta thư giãn.

+ Cho ta những vẻ đẹp và thế giới thiên nhiên và con người đã được khám phá lần thứ hai qua nghệ thuật.

+ Cho ta hiểu vẻ đẹp của muôn từ - công cụ tư duy của con người. Cho ta thuộc lời hay ý đẹp để giao tiếp với quanh ta.

- Sách ngoại ngữ: mở rộng thêm cánh cửa trí thức và tâm hồn.

* Kết bài:

- Phải chọn và yêu quý sách.

Bài tập 2: Chất lượng của văn bản thông tin được đánh giá như thế nào?

a. Hướng dẫn giải:

- Các em có thể tham khảo sách, báo, internet,... để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Độ chính xác của nội dung: Là nội dung chính xác và trực tiếp? Có thể là văn bản này làm tăng kiến ​​thức của người đọc?

- Kỹ năng của tác giả: Đào tạo của tác giả trong chủ đề này là gì và các cộng tác viên hoặc nguồn đã được tư vấn?

- Tính cá nhân của nội dung: Giải thích phải có ý nghĩa cá nhân.

- Mục đích của văn bản:

+ Văn bản phải hoàn thành mục đích giải thích chủ đề. Điều này có nghĩa là người đọc phải hiểu nó hoàn toàn sau khi đọc tác phẩm, hoặc ít nhất là có nhiều thông tin hơn so với ban đầu..

+ Một văn bản thông tin không phải là tiểu sử hoặc văn bản thủ tục (chẳng hạn như sách dạy nấu ăn hoặc văn bản về cách làm đồ thủ công), cũng không phải là văn bản có ký tự. Nó chỉ đơn giản là một tài liệu giải thích một số chủ đề và cung cấp thông tin cho người đọc.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

+ Phân tích được một văn bản nghị luận và văn bản thông tin cụ thể.

Hỏi đáp bài Đọc mở rộng trang 97 Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON