Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 86) thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết vận dụng từ mượn trong văn nói và văn viết một cách phù hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Nhận biết từ mượn
- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hàn và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.
- Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.
1.2. Lưu ý về sử dụng từ mượn
- Trong những từ mượn tiếng Hán, nhiều từ đơn như đầu, phòng, cao, tuyết, băng, thần, bút... được cảm nhận như từ thuần Việt. Các từ phức như nhi đồng, phụ lão, không phận, hải phận, địa cực, phục dựng,... ít nhiều còn gây cảm giác khó hiểu, thường chỉ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiế trang trọng.
- Một số từ mượn các ngôn ngữ châu Âu được Việt hóa gần như hoàn toàn, nhất là những từ đơn như săm, lốp, bom, tăng (xe tăng), mét (đơn vị đo khoảng cách),... Nhiều từ khác như xà phòng, xi măng, com lê, cà vạt, cà phê, câu lạc bộ,... cũng được dùng phổ biến, có cách đọc và hình thức chính tả giống như thuần Việt.
- Không ít từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh,... được viết nguyên dạng giống trong ngôn ngữ gốc như video, smartphone, internet, biome,... hoặc được viết tách từng âm tiết (theo cách đọc của tiếng Việt) mà giữa các âm tiết có gạch nối như ô-xi, a-xít, nê-ông, ra-đi-ô, ki-lô-gam,.... Đôi khi một từ có thể có cả hai cách viết như: internet và in-tơ-nét. Tùy quy định chính tả ở mỗi loại sách, báo mà viết các từ vừa dẫn, người ta sẽ chọn cách viết được cho là phù hợp.
- Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, người đọc và để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ mượn.
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại lý thuyết về lưu ý về sử dụng từ mượn để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Tôi còn nhớ rằng có rất nhiều lần tối và bạn ấy thường cúp học để đi chơi và đi xem phim cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản so-nát cho pi-a-no của nhạc sĩ Bét-thô-ven. Ngoài ra, chúng tôi còn rất thích nghe những bản nhạc đệm bằng đàn ghi-ta và vi-ô-lông từ chiếc đài ra-di-o cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời.
-> Từ mượn được sử dụng trong đoạn văn trên là: nhất quyết, liên hồi, trêu chọc, còm nhom, độc thoại, cúp, phim, so-nát, pi-a-no, Bét-thô-ven, ghi-ta, vi-ô-lông, ra-di-o, tri kỉ, tách rời.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nhận biết được từ mượn trong một văn bản cụ thể.
+ Biết cách vận dụng từ mượn một cách phù hợp.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 86)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 86) nhằm giúp các em học sinh nhận biết và vận dụng được từ mượn một cách phù hợp. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 86) Ngữ văn 6
Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247