YOMEDIA
NONE

Củng cố và mở rộng trang 33 - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Củng cố và mở rộng trang 33 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức đã học trong Bài 1: Tôi và các bạn. Hy vọng bài học này sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại thể loại truyện đồng thoại

a. Khái niệm:

- Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

- Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.

b. Cốt truyện: Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

c. Nhân vật: Là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,...

d. Người kể chuyện: Là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng "tôi" (người kể chuyện cũng có thể "giấu mình" (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng "biết hết" mọi chuyện.

e. Lời người kể chuyện và lời nhân vật:

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

1.2. Ôn lại văn bản đã học

- Bài học đường đời đầu tiên: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

- Bắt nạt: Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt à khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

- Nếu cậu muốn có một người bạn: Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Hãy kể về một thay đổi tích cực của bản thân mà em có được nhờ tình bạn.

a. Hướng dẫn giải:

- Thay đổi tích cực mà bản thân có được nhờ tình bạn: cố gắng học tập hơn, hòa động với mọi người hơn hoặc biết chia sẻ giúp đỡ với mọi người xung quanh…

b. Lời giải chi tiết:

Bạn cùng lớp và cũng là bạn thân của em - Tuấn Anh là một tấm gương tốt trong học tập lại hay giúp đỡ bạn bè. Chúng em đã trở thành những người bạn của nhau từ khi nào có lẽ cả hai đều không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ rằng, ngày đầu tiên bước chân vào mái trường trung học cơ sở, Tuấn Anh là người bạn đầu tiên mà em quen biết. Em là một cậu bé có tính cách hướng nội nên ngại giao tiếp. Nhưng nhờ có Tuấn Anh mà em đã dần trở nên hòa đồng hơn. Không chỉ vậy, em và Tuấn Anh còn có chung sở thích với môn bóng rổ. Ước mơ của cả hai là trở thành những tuyển thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Bởi vậy, chúng em đã cùng nhau tập luyện để có thể tham gia vào đội tuyển bóng rổ của trường. Những khi em cảm thấy nản lòng, Tuấn Anh sẽ là người động viên, giúp em có thêm tinh thần cố gắng vì đam mê.

Bài tập 2: Có người cho rằng: "Truyện đồng thoại là truyện cổ tích". Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về thể loại truyện đồng thoại và truyện cổ tích để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

Chúng ta cũng không đồng nhất truyện đồng thoại với truyện cổ tích, mà xem đó là hai thể loại hiện đại, có quan hệ họ hàng nhưng trước sau vẫn là hai thực thể độc lập, mang những tố chất thẩm mĩ riêng. Từ Trung Hoa vào Việt Nam, khái niệm truyện đồng thoại đã trải qua một độ khúc xạ và do đó có những độ chênh thuật ngữ nhất định. Khái niệm truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam vốn vay mượn từ Trung Hoa. Nhưng trong quá trình sử dụng, nó đã được quy ước lại, thể hiện cách hiểu riêng của nền văn học Việt Nam. Khác với Trung Hoa, chúng ta dùng khái niệm truyện đồng thoại để chỉ một thể loại tự sự hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng hình thức nhân cách hóa loài vật, kể chuyện vật mà gợi chuyện người nhằm đưa đến cho các em những bài học giáo dục về nhận thức và thẩm mĩ... 

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hệ thống hóa lại những văn bản đã học.

+ Nắm được kiến thức về truyện đồng thoại.

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33

Bài học Củng cố và mở rộng trang 33 nhằm giúp các em có thể thâu tóm lại những nội dung chính đã học một cách có hệ thống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Củng cố và mở rộng trang 33 Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON