- Hệ thống hoá văn bản, các nhân vật chính trong truyện, đặt trưng thể loại của văn bản, nhận thức được 2 chủ đề chính: truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái.
- Nắm vững về các phương thức biểu đạt đã học, nắm vững các yêu cầu về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục gồm 3 phần của bài văn.
Tóm tắt bài
1. Nội dung kiến thức
Phân loại văn bản theo các phương thức biểu đạt
STT | Các phương thức biểu đạt | Tên văn bản |
1 | Tự sự |
|
2 | Miêu tả |
|
3 | Biểu cảm |
|
4 | Nghị luận |
|
5 | Thuyết minh |
|
6 | Hành chính công vụ | Đơn từ |
2. Đặc điểm và cách làm
a. Sự khác nhau giữ văn bản tự sự, miêu tả với đơn từ
Loại văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
Tự sự | Thông báo, giải thích, nhận thức | Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả |
|
Miêu tả | Để hình dung, cảm nhận | Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người |
|
Đơn từ | Đề nghị, yêu cầu | Lí do, yêu cầu |
|
b. Nội dung từng phần trong bố cục của bài văn tự sự hay miêu tả
Các phần | Tự sự | Miêu tả |
Mở bài | Giới thiệu nhân vật, tính huống, sự việc | Giới thiệu đối tượng miêu tả (cảnh hoặc người) |
Thân bài | Diễn biến, tình tiết của sự việc | Miêu tả đối tượng miêu tả từ xa đến gần; bao quát đến cụ thể; trên dưới; theo trật tự quan sát |
Kết bài | Kết quả sự việc, suy nghĩ | Cảm xúc, suy nghĩ, cảm nghĩ |
c. Mối quan hệ giữa sự việc - nhân vật - chủ đề trong văn tự sự
- Trong văn bản tự sự thì sự việc, nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó với nhau
- Sự việc phải do nhân vật làm ra, phải cùng tập trung thể hiện nổi bật chủ đề
- Ví dụ
- Chủ đề phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" được thể hiện qua
- Nhân vật chú ếch
- Sự việc ếch ở đáy giếng
- Ếch ra ngoài
- Ếch bị trâu dẫm bẹp.
- Chủ đề phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" được thể hiện qua
d. Các mặt thể hiện của nhân vật trong văn tự sự
- Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:
- Chân dung ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ, hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả.
- Ví dụ
- Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" (Tô Hoài)
- Chân dung ngoại hình: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng; hai răng đen nhánh
- Ngôn ngữ: Trịch thượng, hách dịch.
- Cử chỉ, hành động: Đi đứng oai vệ, rún rẩy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu...
- Suy nghĩ: Tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.
e. Tác dụng thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự
- Thứ tự kể
- Theo thứ tự thời gian
- Theo trình tự kể trước – sau một cách tự nhiên (các truyện kể dân gian thường kể theo thứ tự này).
- Ngoài ra còn có cách kể xa - gần, trong - ngoài
→ Câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, giúp người đọc dễ tiếp nhận.
- Ngôi kể
- Ngôi kể ở ngôi thứ ba hoặc thứ nhất
- Ngôi thứ nhất → Giúp nhân vật thể hiện mình một cách trực tiếp, tăng độ tin cậy, tính biểu cảm của văn bản
- Ví dụ: Bức tranh của em gái tôi, Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng,…
- Ngôi thứ ba (người kể giấu mình đi)→ Tạo cho câu chuyện mang tính khách quan
- Ví dụ: Các truyện kể dân gian, Vượt thác, Con Hổ có nghĩa, Thánh Gióng, ...
- Ngôi thứ nhất → Giúp nhân vật thể hiện mình một cách trực tiếp, tăng độ tin cậy, tính biểu cảm của văn bản
- Ngôi kể ở ngôi thứ ba hoặc thứ nhất
f. Phương pháp miêu tả trong văn miêu tả
- Các phương pháp miêu tả đã học
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả người
- Tả đồ vật
- Tả cảnh sinh hoạt
- Tả con vật
- Miêu tả sáng tạo, tưởng tượng
Lời kết
- Thông qua bài học giúp các em củng cố được những kiến thức và kỹ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Bên cạnh đó, bài học còn giúp các em rèn cho mình thái độ sống và học tập đúng đắn.
Bài soạn Bài học đường đời đầu tiên
Bài giảng Bài học đường đời đầu tiên
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247
Bài học cùng chương
Được đề xuất cho bạn