Bài giảng này sẽ giúp các em ôn lại các kiến thức đã học về từ loại, các phép tu từ, các kiểu cấu tạo câu và các dấu câu.
Tóm tắt bài
1.1. Các từ loại đã học
1.2. Các phép tu từ đã học
1.3. Các kiểu cấu tạo câu đã học
1.4. Các dấu câu đã học
Bài tập minh họa
Đề kiểm tra minh họa:
Câu 1. (1đ) Trả lời câu hỏi sau:
a. Từ là gì?
b. Vẽ sơ đồ phân loại từ tiếng Việt (xét về cấu tạo)
Câu 2. (1đ) "Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi".
a. Điền các từ trong câu trên vào bảng sau:
Từ đơn | Từ phức | |
Từ ghép | Từ láy | |
b. Chỉ ra các từ mượn có trong câu văn trên va cho biết các từ đó mượn tiếng nước nào?
Câu 3.
a. Giải thích các từ "chạy" trong mỗi câu sau đây:
1. Tôi chạy 100 mét, mệt bở hơi tai.
2. Hàng này bán rất chạy.
3. Nó chạy mãi mới được một chức thư ký.
4. Chiếc đồng hồ này, máy chạy rất tốt.
Chạy (1):........................
Chạy (2):........................
Chạy (3):........................
Chạy (4):.......................
b. Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc?
Câu 4. (2đ)
a. Câu văn sau đây, mắc lỗi gì về việc dùng từ? hãy sử lại cho đúng.
"Chúc các em lên đường thượng lộ bình an".
Lỗi:.............
Sửa lại:................
b. Sửa lỗi viết hoa các danh từ riêng sau đây:
1. Đan mạch, Thủy điển, Hung Ga Ri, Hà nội, Nguyễn thị Trang.
2. Thành Phố Hồ Chí Minh, Lê-Nin, Ăng-Ghen.
Sửa lỗi:................
Câu 5. (3đ) Cho câu văn sau: "Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng".
Tìm cụm danh từ và điền vào các ô trống mô hình sau đây.
Cụm DT |
Phần trước
|
Phần trung tâm | Phần sau | |||
T2 | T1 | T1 | T2 | s1 | s2 | |
Gợi ý đáp án:
Câu 1. (1đ)
a. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu (0.5đ).
b. Vẽ sơ đồ (0.5đ)
Câu 2. (1.0đ).
a.
Từ đơn | Từ phức | |
hôm, sau, mới, sáng, đã, đêm, đến, rước, về, núi | Từ ghép | Từ láy |
Sơn Tinh, lễ vật, Mị Nương | tờ mờ |
b. Từ mượn tiếng Hán: Sơn Tinh, lễ vật, Mị Nương.
Câu 3. Giải nghĩa: 3 điểm.
Chạy (1): chỉ hoạt động rời chỗ với tốc độ nhanh.
Chạy (2): tiêu thụ nhanh.
Chạy (3): Tìm kiếm, đút lót để có việc.
Chạy (4): Hoạt động tốt.
b. Nghĩa ở chạy (1) là nghĩa gốc ban đầu để rồi từ đó mới suy ra các nghĩa khác.
Câu 4. (2đ)
a. Lỗi lặp từ (1đ): lên đường và thượng lộ có nghĩa giống nhau. Cách sửa: bỏ chữ lên đường hoặc thượng lộ.
b. Sửa lại:
1. Đan Mạch, Thủy Điển, Hung-ga-ri, Hà Nội, Nguyễn Thị Trang.
2. Thành phố Hồ Chí Minh, Lê-Nin, Ăng-ghen.
Câu 5.
Cụm DT |
Phần trước
|
Phần trung tâm | Phần sau | |||
T2 | T1 | T1 | T2 | s1 | s2 | |
- Một hôm - Một cánh đồng làng kia - Hai cha con nhà nọ |
một một hai |
hôm cánh cha con |
đồng |
làng nhà |
kia nọ |
3. Soạn bài Kiểm tra Tiếng Việt
Để nắm được nội dung bài kiểm tra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Kiểm tra Tiếng Việt.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247