YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 89 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Tiếp nối nội dung bài học về các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 89 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết những lưu ý khi trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói

- Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

- Nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó.

- Cần tránh tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại).

* Ví dụ: Chí Phèo là truyện ngắn đỉnh nhất của Nam Cao. Tác phẩm đã miêu tả quá ư chân thực tâm lí của người nông dân trong xã hội cũ.

- Trong ví dụ trên, người viết đã mắc lỗi phong cách khi sử dụng những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: "đỉnh", "quá ư".

1.2. Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Trong tác phẩm truyện, sự mô phỏng, tái tạo ngôn ngữ nói bằng ngôn ngữ viết là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thú vị. Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như:

+ Lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật);

+ Lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật)

+ Lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa);...

- Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thần, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,…) là một bước tiến của tự sự hiện đại.

Ví dụ:

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? Ai thế nhỉ?

(Kim Lân, Vợ nhặt)

Đoạn văn miêu tả tâm lí bà cụ Tứ trên đây có sự xuất hiện của nhiều câu văn mang hình thức lời nửa trực tiếp. Lời của người kể chuyện nương theo ý thức của nhân vật, tái hiện những “tiếng nói" đang vang lên trong nhân vật. Một số cách diễn đạt mang dấu ấn của khẩu ngữ được bảo lưu trong lời kể: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?; Sao lại chào mình bằng ư? Không phải con cái Đục mà?...

Bài tập minh họa

Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào kiến thức đã học về sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Đọc lại tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao.

 

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết như:

- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…

- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.

- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!

- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.

- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 89, các em cần nắm:

- Nhận biết được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Nắm được những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 89: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) sẽ giúp các em nắm được những lưu ý cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 89 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF