Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 65 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc. Đồng thời với ví dụ và bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em thực hành và nắm vững nội dung bài học. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Khái niệm: Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản. Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều ngôn ngữ văn chương.
- Ví dụ:
Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
(Hồ Chí Minh)
1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Tác dụng: Phép lặp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định những nội dung hoặc hình ảnh mà tác giả muốn nhấn mạnh. Vị trí của phép lặp thường là ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo tính liên kết giữa các câu trong văn bản.
- Ví dụ:
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh)
+ Phép lặp cấu trúc: “Nếu là…tôi sẽ…”.
+ Tác dụng: là tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ. Nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng. Bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.
Bài tập minh họa
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
Lời giải chi tiết:
- Chỉ ra: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng trong hai dòng thơ:
“Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!”.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng với dụng ý nhấn mạnh, lặp lại và làm nổi bật hai hình ảnh biểu tượng “trăng” - “đàn”, làm cho bài thơ có nhịp điệu, âm vần, tạo ra một sự liên kết về âm thanh và ý nghĩa giữa các câu, thu hút người đọc. Đồng thời, ám chỉ tình cảm u sầu, đau buồn và những hình ảnh của một đêm trăng.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 65, các em cần nắm:
- Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
- Nêu được và tác dụng của biện pháp tu từ tu từ lặp cấu trúc.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 65 sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 65
- Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 65
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 65 Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247