HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em thực hành tìm hiểu một văn bản nghị luận cụ thể, đồng thời rút ra được thông điệp mà tác giả mang đến cho người đọc. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
- Giản Tư Trung: Là một nhà giáo dục, nhà khởi xướng việc xây dựng một số tủ sách nền tảng dành cho các đối tượng độc giả khác nhau.
- Ông cũng là người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục doanh nhân và giáo dục cá nhân tại Việt Nam.
Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.
b. Bố cục văn bản:
- Phần 1 (Đầu – ‘thay đổi rất nhiều’): Dẫn đến câu hỏi chúng ta hiểu bản thân như thế nào.
- Phần 2 (Tiếp – ‘trưởng thành’): Thảo luận vấn đề, đưa ra các câu hỏi và phương pháp để hiểu rõ bản thân hơn
- Phần 3 (còn lại): Kết luận vấn đề được nói trong văn bản. Luôn hỏi những câu hỏi trên mọi lúc, mọi nơi, tại các mốc quan trọng của cuộc đời.
c. Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm “Làm việc cũng là làm người” giải quyết câu hỏi chính ở nội dung đầu tác phẩm: “Làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, tác giả đã chỉ và đưa ra một loạt các dẫn chứng thuyết phục để làm rõ câu hỏi đầu bài. Sự thành công của con người phần lớn là do hoạt động công việc hàng ngày, phục vụ cho cuộc sống con người. Tác giả nói “làm việc” cũng là “làm người” mà “làm người” thì đương nhiên chúng ta phải “làm việc”. Bản chất của con người cũng được thể hiện qua cách chúng ta làm việc, hiệu quả công việc. Mối quan hệ giữa “đạo sống” và “đạo nghề” từ đó tác giả khuyên con người hãy sống là chính mình, lấy dẫn chứng từ tác phẩm Ngày thứ ba với thầy Mô-ri, đúng vậy, để tạo được thành tựu buộc chúng ta phải nỗ lực không ngừng, nỗ lực nhiều hơn người khác, làm việc có lí tường và có mục đích từ đó cuộc sống mới có ý nghĩa.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Luận đề và các luận điểm chính
- Luận đề: Quan điểm "làm nghề/ làm việc" cũng chính là "làm người" tức là mỗi cuộc đời mỗi con người gắn bó công việc, với nơi làm việc đôi khi còn nhiều hơn ở nhà và làm người thì chúng ta không thể không làm việc. Hai yếu tố này đan cài vào nhau. Chỉ khi hạnh phúc với nghề nghiệp, công việc mình đang làm thì mới có một cuộc đời, mới "làm người" một cách trọn vẹn.
- Các luận điểm chính:
+ Hiểu được "đạo sống" và đạo nghề"
+ Hiểu được tầm quan trọng của công việc
+ "Tìm được chính mình" đó là một hành trình gian nan mà không phải ai cũng nhanh chóng tìm thấy được
+ Làm việc phải có lí tưởng, có mục đích
1.2.2. Tính thuyết phục của hệ thống lí lẽ, bằng chứng
- Các luận điểm được triển khai logic.
- Có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri.
- Đặt ra những câu hỏi nghi vấn.
1.2.3. Suy ngẫm của tác giả
- Mỗi người đều có một cuộc đời khác nhau, có một công việc khác nhau. Tuy nhiên, các công việc khác nhau kia đều có chung một mục đích đó là giúp chúng ta có chỗ đứng trong xã hội, thỏa mãn nhu cầu cơm áo gạo tiền của mỗi người. Vì vậy, thái độ làm việc chuyên nghiệp luôn luôn được các doanh nghiệp chú trọng đặt lên hàng đầu hơn là kinh nghiệm làm việc.
- Chúng ta cần giữ một thái độ làm việc nghiêm túc, làm tốt nhiệm vụ đúng thời hạn,...
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Quan điểm "làm nghề/ làm việc" cũng chính là "làm người" tức là mỗi cuộc đời mỗi con người gắn bó công việc, với nơi làm việc đôi khi còn nhiều hơn ở nhà và làm người thì chúng ta không thể không làm việc.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Luận cứ xác thực, rõ ràng.
- Dẫn chứng phong phú, dễ hiểu.
- Cách lập luận logic, hợp lí.
Bài tập minh họa
Hãy liên hệ bản thân và nêu suy ngẫm của bạn về vấn đề được tác giả gợi ra trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Theo bản thân em, thật sự làm việc chính là cuộc sống. Cuộc sống luôn đem đến cho chúng ta đầy rẫy những lo toan và hạnh phúc. Một ví dụ điển hình là bố mẹ em, họ vẫn đang làm việc để nuôi chúng em. Cả bố mẹ em cùng làm một nghề và đôi khi, trong những bữa cơm hay ngồi ở nhà, họ vẫn thường cùng thảo luận vấn đề và tìm giải pháp. Rồi họ cười ồ lên vui vẻ, ở thời điểm đó, em nhận thấy họ thực sự vui vẻ khi được làm việc và em nghĩ nó là cuộc sống. Nó giống như một mục tiêu sống, một triết lý sống khiến chúng ta có ý chí phấn đấu, luôn hướng đến nó. Họ hạnh phúc khi được làm việc hoặc là tìm thấy hạnh phúc trong công việc, thấy yêu đời và tin yêu cuộc sống hơn và đó chính là cái mà tất cả chúng ta hướng đến. Sống mà không làm gì, tức là bạn đang không có mục tiêu sống, hãy thử nhìn lại mình xem bạn có đang thực sự hạnh phúc không? Vì vậy, bản thân mỗi người hãy tự tạo hạnh phúc cho mình, hãy vui vẻ chấp nhận làm việc mà bạn không muốn bởi biết đâu bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc trong đó, hay hãy làm việc mà bạn cảm thấy hạnh phúc, nó là một cách thể hiện bạn đang cống hiến cho xã hội và thỏa mãn bản thân mình.
Lời kết
Học xong bài Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người, các em cần:
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận.
- Đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết.
Soạn bài Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Văn bản Làm việc cũng là làm người đề ra quan điểm "làm nghề/ làm việc" cũng chính là "làm người" tức là mỗi cuộc đời mỗi con người gắn bó công việc, với nơi làm việc đôi khi còn nhiều hơn ở nhà và làm người thì chúng ta không thể không làm việc. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người
- Soạn bài tóm tắt Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người
Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Làm việc cũng là làm người
Qua văn bản Làm việc cũng là làm người, tác giả khơi gợi trong lòng người đọc vấn đề làm thế nào để hiểu rõ về bản thân nhiều hơn, hay nói cách khác là tự nhận thức về bản thân rõ hơn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247