Học247 mời các em tham khảo hướng dẫn soạn bài Từ ấy của Tố Hữu để có được những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất về bài học trước khi đên lớp. Mong rằng từ bài soạn, các em sẽ vững tin trả lời các câu hỏi trong SGK, có thêm những hiểu biết thú vị và mới mẻ, có thêm những kiến thức bổ ích cho bài học trên lớp. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả nhất.
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Thể hiện niềm vui sướng, say sưa mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu ấy của lí tưởng ấy đối với nhà thơ.
- Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn về nghệ thuật của một nhà thơ. Từ đó, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của nhà thơ.
2.2. Nghệ thuật
- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, ngôn ngữ gợi cảm, giọng thơ sản khoái, nhịp điệu thơ hăm hở
- Bài thơ giàu nhịp điệu, cách ngắt nhịp liên tục thay đổi
- Hệ thống vần cuối các câu thơ phong phú, có sức ngân vang, chủ yếu là âm mở.
3. Soạn bài Từ ấy chương trình chuẩn
Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
- Tố Hữu đã dùng những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:
- Hình ảnh để chỉ lí tưởng
- Nắng hạ → ánh nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ
- Mặt trời chân lí → chân lí cách mạng soi sáng mọi nơi, mang lại nguồn sống.
- Động từ mạnh: bừng, chói.
- Hình ảnh để chỉ lí tưởng
⇒ Lí tưởng cộng sản là nguồn sáng, làm bừng sáng tâm hồn, trí tuệ nhà thơ
- Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng :
- So sánh: Hồn tôi – vườn hoa lá →Tràn đầy sức sống, hương sắc
- Các từ ngữ: rất đậm, rộn → tâm hồn tác giả căng tràn nhựa sống.
⇒ cảm xúc của chủ thể trữ tình : hưng phấn, reo vui, hạnh phúc, say mê nồng nhiệt khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2: Khi nhận được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
- Khi nhận được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống:
- Suy nghĩ: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người" → biểu hiện cho sự tự nguyện gắn "cái tôi" cá nhân vào "cái ta" chung của mọi người. Đề "Để tình trang trải với trăm nơi" → biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Tác giả tự nguyện để cho "Hồn tôi" gắn với "bao hồn khổ": tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.
- Hình ảnh: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung.
⇒ Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người.
Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện:
- Cấu trúc: “tôi đã là…” → nhận thức rõ ràng về vị trí của mình trong gia đình lớn.
- Điệp từ là: mang tính khẳng định. Số từ ước lệ: vạn
- Cách xưng hô ruột thịt: con, em, anh → tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt.
- Hình ảnh: kiếp phôi pha, cù bất cù bơ → tấm lòng quan tâm, đồng cảm đến những con người đau khổ, bất hạnh.
⇒ Tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ – nhà thơ cách mạng.
Câu 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ.
- Nhận xét về các biện pháp tu từ:
- Sử dụng nhiều hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo.
- Vần, phối âm có sức ngân vang, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
- Điều đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ:
- Nhịp điệu sôi nổi, hào hứng, hăm hở và càng về sau càng dồn dập
- Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ
- Hệ thống vần cuối các câu thơ giàu sức vang
Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Từ ấy của Tố Hữu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ ấy.
4. Soạn bài Từ ấy chương trình Nâng cao
Câu 1: Tìm hiểu tâm trạng của Tố Hữu trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản. Qua hình ảnh "Mặt rời chân lí chói qua tim", có thể hiểu quan niệm của nhà thơ về lí tưởng cộng sản như thế nào?
Gợi ý:
- Các hình ảnh trong khổ đầu của bài thơ đều là những hình ảnh được tô đậm thể hiện tính đột ngột, mạnh mẽ, chói lọi, tưng bừng : “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, “vườn hoa lá”, “rất đậm hương”, “rộn tiếng chim”.
- Những hình ảnh ấy nói rằng, lí tưởng cộng sản lần đầu đến với Tố Hữu như một luồng ánh sáng quá đột ngột và vô cùng mãnh liệt khiến nhà thơ trẻ tuổi cơ hồ như bị choáng váng. Lí tưởng ấy đem đến cho nhà thơ, cùng với luồng ánh sáng chói lọi, một niềm vui lớn: tác giả cảm thấy tâm hồn mình như một khu vườn đầy hoa và rộn rã tiếng chim. Tâm trạng này chứng tỏ Tố Hữu rất say mê lí tưởng cộng sản.
Câu 2: Nhận xét đặc điểm chung về giá trị biểu cảm của các từ ngữ: Bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim).
Gợi ý:
- Những hình ảnh ẩn dụ - so sánh này có sức biểu cảm cao gợi nên những hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống và tuổi trẻ.
Câu 3: Lí tưởng cộng sản đã đem đến cho Tố Hữu sự thức tỉnh về mối quan hệ tình cảm mới như thế nào? Vì sao sự thức tỉnh về quan hệ tình cảm ấy lại đem đến cho Tố Hữu sức mạnh và niềm vui?
Gợi ý:
- Giác ngộ lí tưởng cộng sản là giác ngộ về lập trường giai cấp vô sản, nghĩa là đứng vào hàng ngũ của các giai cấp cần lao. Trong xã hội cũ, đó là những giai cấp nghèo khổ nhất. Cho nên, giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu tự nguyện “buộc lòng” mình với “bao hồn khổ”, với “những kiếp phôi pha”, với những em “không áo cơm cù bất cù bơ”.
- Lí tưởng cộng sản đã mang tới niềm vui sống cho cuộc đời và sức sống mới cho thơ của Tố Hữu.
- Tố Hữu coi mình là “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp phôi pha”, “anh của vạn đầu em nhỏ”. Những từ “con”, “em”, “anh” là những từ chỉ quan hệ gia đình, quan hệ ruột thịt. Nhà thơ cộng sản muốn gắn mình với những lớp người nghèo khổ bằng quan hệ tình cảm thân thiết như thế.
Câu 4: Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.
Gợi ý:
- Giọng thơ hào hứng sôi nổi. Chú ý những hình ảnh rực rỡ, tươi vui, rộn ràng và việc sử dụng điệp từ với tần số cao và ngày càng dồn dập.
Câu 5: Qua những từ lặp lại ở đầu câu: Để (câu 6-7), Là (câu 10-11), anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhịp thơ và tác dụng biểu cảm của nó.
Gợi ý:
- Nhịp thơ hăm hở dồn dập, nhấn mạnh chủ đề, làm nổi bật niềm vui sướng khi gặp được lí tưởng, được hòa nhập vào cuộc đời.
5. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy.
Câu 2*: Giải thích vì sao Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại..." (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Gợi ý trả lời
Câu 1: Dưới đây là đoạn văn gợi ý:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Bốn câu thơ thực ra chỉ là một câu được diễn đạt theo hình thức những câu thơ bắc cầu để nói lên điều tâm niệm, cũng là nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: Nguyện gắn bó với những người lao khổ để đồng cảm, chia sẻ với nhau, hiểu nhau, gần gũi nhau làm cho “khối đời” ngày càng thêm mạnh. Gắn bó với những người lao động khổ là một lẽ sống đẹp nhưng không phải là ai cũng có được và nhất là dám sống như thế. Phải có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rõ thì Tố Hữu mới nhận thức được lẽ sống đó và tự nguyện gắn bó với cuộc sống đó. Tiếp nối khổ đầu (bừng sáng lí tưởng cách mạng), khổ thơ này tuôn chảy ào ạt thành một dòng (một câu) đã nói lên sự tự nguyện của nhà thơ. Chữ “buộc” ở đây không mang nghĩa “bắt buộc”, mà là “buộc chặt”, gắn bó với mọi người. Nhà thơ “buộc lòng với mọi người”
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Sự gắn bó là ở những mặt quan trọng nhất của con người: tình người, hồn người. Các từ “để”, “với” được láy lại tạo ra nhịp thơ dồn dập nói lên sự gắn bó đó. Lòng buộc chặt với mọi người, tình trang trải với trăm nơi, hồn chia sẻ với bao hồn khổ, sự gắn bó ở đây thật sâu sắc, toàn diện, nhà thơ đã thực sự đến với những người lao khổ, để cùng với họ làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng (“mạnh khối đời”).
Câu 2: Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại..." là vì:
- Dưới đây là các gợi ý các em có thể tham khảo, các em có thể tìm thêm tư liệu thơ văn Tố Hữu để làm rõ hơn.
- Tố Hữu không chỉ là nhà thơ của một người, của chính mình, mà Tố Hữu là nhà thơ của nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại
- Chính vì Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà, cho nên, khi tác giả trang trải lòng mình với cuộc sống, với cộng đồng thì tác giả mới thấu hiểu, viết những vần thơ sâu sắc về cuộc sống, sự nghiệp cách mạng bấy giờ.
- Và chỉ khi nào, tác giả hòa nhập, gắn mình và là một với những gì xung quanh mình (vạn nhà) thì tác giả mới thấu hiểu sâu sắc, gắn bó thật sự và thể hiện điều đó một cách chân thực nhất qua thơ văn của mình. Tấm lòng của tác giả, cũng như nội dung, thi tháp, và cả những yếu tố làm nên tác giả chạm tới trái tim biết bao bạn đọc bằng sự gần gũi thân thương nhất, bằng hình ảnh của một người con của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại
6. Một số bài văn mẫu về bài thơ Từ ấy
Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 - Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Để nắm vững kiến thức cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh bài văn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
7. Hỏi đáp về bài thơ Từ ấy
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Phân tích mạch vận động cảm xúc và tư tưởng của Tố Hữu trong bài Từ ấy
cho em hỏi :phân tích mạch vận động trong cảm xúc và tư tưởng của tố hữu trong bài thơ từ ấy ạ
-
Phân tích tác dụng của phép tu từ trong Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ..
hãy phân tích tác dụng của phép tu từ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Bạn nào rảnh viết thành đoạn ho mk
ai nhanh mk tick
-
Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài Từ ấy
phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ " Từ ấy"
giúp Thi nhá cảm ơn <3
-
Hướng dẫn soạn bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu