YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ - Ngữ văn 11

Thao tác lập luận bác bỏ là một trong những thao tác lập luận tương đối khó trong khi viết văn nghị luận. Vì vậy, để giúp các em vững vàng hơn kiến thức về bài học này, giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Thao tác lập luận bác bỏ tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ
  • Cách thức bác bỏ một vấn đề
  • Những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện thao tác lập luận bác bỏ

2. Hướng dẫn luyện tập Thao tác lập luận bác bỏ chương trình chuẩn

Câu 1: Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Ngữ liệu SGK trang 26, 27

Câu hỏi:

  • Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.
  • Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
  • Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Gợi ý:

  • Ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:
    • Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch: Đổi cứng ra mềm
    • Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: Thơ chỉ là những lời đẹp
  • Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả:
    • Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch
      • Nêu ý kiến sai lầm:"Cứng quá thì gãy".
      • Dùng lí lẽ để bác bỏ "Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được ... chịu đổi cứng ra mền".
      • Dùng dẫn chứng để bác bỏ: "Ngô Tử Văn ... thật là xứng đáng"
    • Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị
      • Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ lời không đẹp như thơ Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du; có những bài thơ đề tài không đẹp như đề tài trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.
  • Bài học rút ra: khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp.

Câu 2: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Gợi ý:

  • Khẳng định đây là một quan niệm sai về kết bạn
  • Phân tích: Học yếu không phải là thói xấu, mà chỉ là nhược điểm chủ quan hoặc khách quan chi phối
  • Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thao tác lập luận bác bỏ để nắm toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập Thao tác lập luận bác bỏ chương trình Nâng cao

Câu 1: Đọc đoạn đối đáp sau và cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo thao tác nào?

Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lí do: "Nếu ông và em lấy nahu thì con của chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật tuyệt vời".

Bớc- na Sô hóm hỉnh bác lại: "Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và thông minh như em, thì đáng sợ biết bao!".

Gợi ý:

  • Bớc–na Sô không bác bỏ đề nghị, tức là không bác bỏ luận điểm mà chỉ bác bỏ cách lập luận. Lập luận của cô vũ nữ chỉ đề cập tới một khả năng còn Bớc – na Sô vạch ra khả năng thứ hai, là khả năng xấu hơn.

Câu 2: Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điểm sau (nêu dàn ý): Có tiền là có hạnh phúc.

Gợi ý:

  • Tham khảo ý kiến của nhà văn Anh Thác-cơ-rê (sách giáo khoa, trang 17) để bác bỏ luận điểm trên “Có tiền là có hạnh phúc”.Tất nhiên, trước hết hay  giải thích cho đúng nội dung của luận điểm trên. Câu ấy có nghĩa là có tiền thì sẽ mua được hanh phúc. Đó chỉ là câu nói nhằm đề cao sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Điều đó có đúng một phần, song sức mạnh ấy có giới hạn. Thực tế cho thấy không phải cái gì cũng có thể mua được, đặc biệt là hanh phúc. Như thế là bác bỏ luận điểm . cần đưa ra các dẫn chứng để lập luận bác bỏ có sức thuyết phục.

4. Hỏi đáp về bài Thao tác lập luận bác bỏ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON