Bài soạn dưới đây sẽ hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập trong SGK về bài học Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo). Bên cạnh đó, bài soạn cũng sẽ hệ thống lại cho các em những kiến thức trọng tâm cơ bản của bài học, giúp các em dễ nhớ hơn. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và một tiết học tích cực trên lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) chương trình chuẩn
Câu 1: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn thể hiện qua bản tin sau:
Ngữ liệu SGK trang 145
- Bản tin ngắn gọn về việc tỉnh An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc với các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Thông tin cập nhật, chính xác rõ ràng về thời gian ngày 3/2, địa điểm An Giang xã Lương Thi, huyện Tri Tôn, cơ quan cấp Bộ Văn hóa - Thông tin, nơi được nhận.
- Văn ngắn gọn, giàu thông tin
- Lời giới thiệu súc tích vừa cung cấp đủ thông tin vừa tạo sự chú ý, tò mò tìm hiểu thêm về thông tin đó.
Câu 2: Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (một vấn đề hay một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ: môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương....)
- Các em có thể chọn bất cứ đề tài nào để viết, nhưng cần chú ý một số điểm sau:
- Đề tài mang tính thời sự, nhiều người quan tâm
- Thời gian, địa điểm cụ thể, có số liệu, hình ảnh để tăng sức thuyết phục
- Khi viết cần chú ý câu từ và những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) để nắm vững hơn nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) chương trình Nâng cao
Câu 1: Cho biết cách nhận xét của anh (chị) về cách sử dụng ngôn ngữ trong những câu (đoạn) sau. Viết lại những câu (đoạn) ấy theo hiểu biết của anh (chị).
a. - Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở thành một superstar. Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp tỏa đi chẳng chịt khắp nẻo, hấp dụ mạnh mẽ các tầng lớp thanh niên cấp tiến biết thế nào là tự do sau những cách nói "How are you?" và "overnight".
- Tại khu chợ, máy second-hand bày bán nhiều vô kể. Có những shop chuyên bán lại máy thanh lí, làm thành một bộ "com" (computer) vừa với túi tiền khách hàng.
b. Nhiều sinh viên đang theo học ở các trường đại học trong thành phố đã đến tham quan CV PM Quang Trung.
- Ngành CNSH đã được sự quan tâm của xã hội.
- Chủ trương xây dựng KPVH được nhân dân toàn quận hưởng ứng rộng rãi.
c. - Hôm rồi tôi gặp lại anh Tư xe ôm, thấy bộ dạng anh chàng bảnh tỏn, không mang vẻ mặt phong trần dầm mưa dãi nắng nữa.
- Một chuyến đi du lịch Đà Lạt như vậy, tính sơ sơ, cũng mất độ vài vé.
- Mọi người tròn xoe mắt hướng về anh chàng đạp xích lô trong bộ dạng nghèo rớt mồng tơi, với mũ, áo, quần rách te tua như bị chuột gặm, vậy mà chàng "dân biểu" này tỉnh bơ dừng xe móc điện thoại di động ra nghe và nói vung vít. Qủa nghèo mà chảnh.
Gợi ý:
a. Nhận xét: Quá lạm dụng tiếng Anh, đây là hiện tượng thường gặp trên những văn bản báo chí viết về tin học và ca nhạc, đặc biệt là ca nhạc quốc tế.
- Viết lại: có nhiều cách để viết lại những câu văn đó nhưng dù viết bằng cách nào thì cũng phải thích rõ nghĩa của các từ tiếng Anh và các chữ viết tắt.
b. Nhận xét: Sử dụng việc viết tắt quá tuỳ tiện.
- Viết lại: Giải thích rõ các chữ viết tắt:
- CVPM: công viên phần mềm.
- CNSH: công nghệ sinh học.
- KPVH: khu phố văn hoá.
c. Nhận xét: Sử dụng biệt ngữ xã hội một cách thiếu chọn lọc.
- Viết lại: chú thích rõ nghĩa của các biệt ngữ:
- Bảnh tỏn: bảnh bao, lịch sự.
- Vé: tương đương 100 đôla Mĩ.
- "Dân biểu": dân (người) đạp xích lô.
- Chảnh: ra bộ làm sang.
4. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.