YOMEDIA
NONE

Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện - Ngữ văn 11

Bài soạn dưới đây sẽ hỗ trợ các em chuẩn bị bài tốt hơn cho bài học Một số thể loại văn học: thơ, truyện, đồng thời bài soạn cũng là một gợi mở hay cho các em tham khảo để làm bài tập phần luyện tập được tốt hơn. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và ý nghĩa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Đăc trưng của thể loại thơ, truyện
    • Thơ tiêu biểu cho thể loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
    • Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.
  • Nắm được những yêu cầu về đọc thơ và truyện từ đó vận dụng vào cách đoc thơ và truyện mỗi khi tiếp xúc với văn bản.

2. Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Câu 1: Loại và thể loại trong văn học được xác định như thế nào?

  • Loại và thể loại trong văn học được xác định:
    • Loại
      • Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng
    • Thể
      • Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.
      • Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo…
      • Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị xã hội, văn hóa)

Câu 2: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ

  • Đặc trưng của thơ
    • Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.
    • Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú. 
    • Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
    • Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.
    • Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình.
    • Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ. 
  • Các kiểu loại thơ 
    • Phân loại theo nội dung biểu hiện có:
      • Thơ trữ tình
      • Thơ tự sự
      • Thơ trào phúng
    • Phân loại theo cách thức tổ chức có:
      • Thơ cách luật.
      • Thơ tự do.
      • Thơ văn xuôi.
  • Yêu cầu về đọc thơ
    • Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, các thông tin hỗ trợ khác..
    • Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận từng lời hay ý đẹp trong bài thơ.
    • Phát hiện đặc điểm nội dung của bài thơ.
    • Phát hiện những câu, từ ngữ, hình ảnh hấp dẫn nhất, từ đó khái quát đặc điểm nghệ thuật bài thơ

Câu 3: Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện

  • Đặc trưng của truyện
    • Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó.
    • Truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.
    • Ngôn ngữ truyện có lời người kể chuyện, lời nhân vật…
  • Các kiểu loại truyện
    • Các thể truyện gồm: Các sáng tác dân gian, các thể truyện văn học viết hiện đại; ngoài ra còn có truyện thơ, trường ca trong cả văn học dân gian, văn học viết trung đại và hiện đại.
      • Các sáng tác dân gian gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn...
      • Văn học viết hiện đại gồm: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và truyện thơ.
  • Yêu cầu về đọc truyện
    • Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để lấy cớ sở cảm nhận đúng nội dung của truyện.
    • Nhớ được cốt truyện và diễn biến của những tình tiết chính.
    • Phát hiện được tính cách nhân vật. - Phát hiện vấn đề mà truyện đặt ra, tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của truyện.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Gợi ý trả lời

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có những điểm đáng chú ý:

  • Nghệ thuật tả cảnh, tả tình:
    • Bài thơ này gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này giúp ông vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn.
    • Cảnh thu trong bài thơ đẹp nhưng phảng phất buồn. Có lẽ, nỗi buồn ấy một phần bắt nguồn từ thi đề mùa thu vốn buồn man mác, nhưng chủ yếu nỗi buồn trong bài thơ phảng phất ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình qua tư thế ngồi câu cá đầy u uẩn trong nỗi lo âu chìm đắm, tuy không bộc lộ cảm xúc trực tiếp nhưng rất da diết.
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Bài thơ là một minh chứng sinh động về sức biểu đạt của ngôn từ tiếng Việt. Ngôn ngữ thơ trong bài này giản dị, trong sáng nhưng biểu đạt rất hiệu quả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật cũng như những uẩn khúc thầm kín của tâm trạng.
    • Cách gieo vần "eo" gợi cảm giác không gian thu hẹp dần và khép kín hài hòa với tâm trạng uẩn khuất của nhân vật trữ tình
    • Lấy động tả tĩnh
    • Các tính từ "trong veo", "biếc", "xanh ngắt" và động từ "gợn tí", "khẽ đưa", "lơ lửng" tạo nên một bức tranh thu mang đậm màu sắc Bắc Bộ

Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

  • Cốt truyện: Truyện không có cốt truyện như thông thường. Truyện giàu chất thơ. Toàn bộ câu chuyện kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
  • Nhân vật: xuất hiện nhưng rất mờ nhạt
    • Thạch Lam chỉ chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhất là nhân vật Liên với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh để miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật sâu sắc và tinh tế.
    • Nhà văn sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản (âm thanh, ánh sáng, bóng tối) để nhấn mạnh, làm nổi bật khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện cũng như sự lặng lẽ, tẻ nhạt của đời sống các nhân vật.
  • Lời kể: Truyện có lối kể thủ thỉ, tâm tình, đượm chất thơ, thể hiện tâm hồn đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thiên trạng thái của lòng người và tạo vật.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Một số thể loại văn học: thơ, truyện để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của văn bản.

4. Hỏi đáp về Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON