Tổng kết lại nội dung Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ), HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài soạn Ôn tập Bài 3 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài soạn chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 3. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập Bài 3. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại đặc trưng thể loại tùy bút, tản văn
- Cốt truyện trong truyện thơ dân gian: Cốt truyện đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo.
- Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái.
- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.
1.2. Ôn tập đặc điểm của thể loại truyện thơ Nôm
- Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống.
- Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình.
1.3. Ôn tập đặc điểm của ngôn ngữ nói
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy...
- Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...
2. Soạn bài Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Câu 2: Lời của các nhân vật từ câu "Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu "Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
Lời giải chi tiết:
- Lời của các nhân vật: từ câu "Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu "Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Sử dụng các ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ đời thường quen thuộc “ru thì”, “phù đồ”....
+ Lời thoại của nhân vật sư phụ được chuyển thành thơ.
Câu 3: Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Lời giải chi tiết:
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát) cần lưu ý:
- Xác định đúng luận đề để hình thành nên những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng lập luận rõ ràng, đáng tin cậy, mạch lạc, có liên kết.
- Sau khi đã có hệ thống luận điểm, luận đề, lí lẽ và dẫn chứng; triển khai viết bài cần rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề bài đưa ra.
Câu 4: Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?
Lời giải chi tiết:
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân cần lưu ý:
- Chọn được truyện thơ hoặc một bài hát phù hợp với năng lực, khả năng của mình. Sau đó tìm hiểu về thời gian ra đời, hoàn cảnh sáng tác, thuộc thể loại hay loại hình nghệ thuật nào.
- Xác định được nét nổi bật trong giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ hoặc bài hát mà mình lựa chọn.
Câu 5: Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn,Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiên nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách.
Lời giải chi tiết:
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn,Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiên nhà, em có nhiều những suy nghĩ về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách:
- Khi thực sự xa cách, con người mới trở nên biết trân trọng những khoảnh khắc gần nhau, biết giá trị thực sự của niềm vui đoàn tụ. Con người thường sẽ không thể cảm nhận nỗi mất mát, khắc khoải khó nói nên lời ấy khi cuộc sống quá đủ đầy, hạnh phúc. Chỉ khi đánh mất, con người mới thực sự nhận ra giá trị của những khoảnh khắc đoàn tụ nhỏ bé thường ngày.
- Trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp thủy chung một lòng, sự khát khao đoàn tụ ấy của con người chợt bừng sáng, nổi bật - đó là vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
- Soạn văn tóm tắt Ôn tập Bài 3
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.