Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Hầu trời dưới đây để hiểu hơn về thi sĩ Tản Đà, chuẩn bị bài chu đáo hơn trước khi đến lớp. Hi vọng các em sẽ gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích từ bài soạn.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tản Đà đã tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân, một cái tôi "ngông", phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
1.2. Nghệ thuật
-
Sáng tạo trong thể thơ trường thiên khá tự do, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, ngôn ngữ sống động
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, gợi cảm, gần với đời thường
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc
- Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính → cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do
2. Soạn bài Hầu trời chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
- Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường “Chẳng hốt hoảng, không mơ màng” và câu chuyện có vẻ là thật. Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện mà tác giả sắp kể.
- Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện.
Câu 2: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về các tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
- Thi nhân đọc thơ một cách hào hứng và có phần tự đắc, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình.
- Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
- Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình. Bởi lẽ, ông ý thức được về tài năng và thơ văn của mình.
Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Cảm hứng hiện thực: kể cho Trời nghe hoàn cảnh của mình ở hạ giới: một cảnh sống nghèo khó, vất vả đủ điều của kiếp nhà văn.
- Ý nghĩa đoạn thơ:
- Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác.
- Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, càng khiến người đọc ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của một lớp nhà văn trong chế độ cũ.
Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)
- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
- Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
- Phân tích khổ thơ đầu:
- Câu thơ đầu tiên đã tạo ra một không khí nửa hư nửa thực để gây được ở người đọc một mối nghi vấn nhằm gợi trí tò mò: Đêm qua chẳng biết có hay không, Chuyện có vẻ như mộng mơ, như bịa đặt, chẳng biết có hay không, nhưng dường như lại là thật, thật hoàn toàn bởi tác giả đã bồi đắp ba câu thơ bằng những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột, nhắc đi nhắc lại bốn lần chữ "thật" với nhịp thơ dồn dập ngăn cách bằng những dấu cảm thán như để củng cố thêm niềm tin: Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể ! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
- Như vậy, ba câu thơ dường như muốn nói không còn điều gì phải nghi ngờ nữa. Cái bàng hoàng vì lạ lùng, đột ngột bị át đi bởi cái sướng lạ lùng vì được lên Trời, gặp tiên.
- Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác: câu chuyện mà tác giả sẽ kể có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua. → Như vậy, cách vào chuyện thật độc đáo và có duyên, tạo được sự tò mò, chú ý cuốn hút người đọc về câu chuyện lên tiên của mình.
Câu 2: Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
- Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:
- Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
- Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình.
- Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
- Thái độ của người nghe thơ:
- Thái độ của Trời: Khen nhiệt thành
- Thái độ của Chư Tiên: xúc động, tán thưởng và hâm mộ
- Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
→ Thái độ của Trời và Chư Tiên khi nghe thơ đã tỏ ra rất thích thú và ngưỡng mộ tài năng thơ ca của thi nhân.
Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
[...]
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều".
- Ý nghĩa đoạn thơ đó:
- Ở đoạn thơ này, nhà thơ nói đến nhiệm vụ truyền bá "thiên lương". Điều đó chứng tỏ, Tản Đà lãng mạn, nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách khẳng định mình.
- Có những câu thơ vẽ lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiéu chiều,...). Những câu thơ không hề cường điệu. Đó thậm chí chính là cuộc sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà. Là một thi sĩ nổi tiếng tài hoa, thế nhưng gần như suốt đời, Tản Đà sống trong nghèo khổ, túng quẫn. Ông đã từng rơi vào cảnh:
Hôm qua chửa có tiền nhà
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào
Đi ra rồi lại đi vào
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ
- Về cuối đời, Tản Đà thậm chí phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu.
- Bức tranh hiện thực miêu tả trong bài thơ đã giúp chúng ta thêm hiểu vì sao Tản Đà thấy đời đáng chán (Trần thế nay em chán nửa vờí), vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao (Tri kỉ trông lên đứng tận trời), phải tìm đến Hằng Nga, Ngọc Hoàng Thượng đế, chư tiên,... để thoả niềm khao khát. Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực thường đan cài khăng khít trong thơ ông như thế..
Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,...)
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật, với những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hầu trời để nắm chắc hơn những kiến thức cần thiết của bài học.
3. Soạn bài Hầu trời chương trình Nâng cao
Câu 1: Thuật lại câu chuyện “hầu Trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân vật,…)
- Lúc canh ba, Tản Đà đang nằm vắt chân ngâm thơ thì có hai cô tiến xuống mời nhà thơ lên đọc thơ cho Trời nghe. Khi ngâm văn thơ cho Trời, Tản Đà kể rất chi tiết về cuộc đời viết văn làm thơ của mình.
- Hư cấu:
- Tình huống: được Trời mời lên hầu đọc thơ.
- Cách đối thoại giữa tác giả với Tời, Chư tiên rất tự nhiên, không có gì đạo mạo, mà rất ngộ ngĩnh, bình dân: lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn,…
Câu 2: Chuyến “hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn?
- Tự cho mình văn hay, không ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.
- Xem mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
- Người hành nghề văn: người nhà Trời xuống hạ giới thực hàng “Thiên lương”, một sứ mệnh cao cả.
Câu 3: Tìm các chi tiết thể hiện ý thức các nhân của tác giả.
- “Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
- Quê ở Á châu về Địa Cầu
- Sông Đà níu Tản nước Nam Việt”
- Nêu tên những tác phẩm đã được in ấn.
Câu 4: Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ.
- Giọng điệu hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
Câu 5: Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của tác giả.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Câu 2*: Anh (chị) hiểu thế nào là "ngông"? Cái "ngông" trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học.) Cái "ngông" của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
Gợi ý trả lời
Câu 1: Các em có lụa chọn ý tưởng, câu thơ theo suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Chú ý: Các em nên chọn vấn đề, câu thơ mà mình cảm thấy tâm đắc, trình bày suy nghĩ của mình một các mạch lạc và thể hiện những ý tưởng mà bản thân cảm thấy thú vị....
Câu 2:
- "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. (Trong văn chương người ta hay nhắc đến cái "ngông" của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tuân, Tản Đà, ...)
- Cái "Ngông" của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm:
- Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
- Không thấy ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.
- Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".
- Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành "Thiên lương", một sứ mệnh cao cả.
- Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân, ... .
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Hầu trời
Qua bài thơ “Hầu trời”, Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện bản ngã cái tôi, cái cá nhân, phóng túng, ngông nghênh, tự ý thức đầy đủ về tài năng và giá trị đích thực của mình và niềm khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. Hình thức nghệ thuật có nhiều sáng tạo. tài hoa: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ, giản dị hóm hỉnh. Để cảm nhận và thấy được những tâm sự của nhận vật trữ tình trog bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về bài thơ Hầu trời
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Hướng dẫn soạn bài thơ "Hầu trời" của Tản Đà